Cảnh báo về việc mua những thiết bị y tế kém chất lượng trên mạng

Phân tích thị trường Thị trường

Những năm gần đây, lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam cũng có nhiều bước tiến và thành công lớn. Với sự phát triển của các sàn giao dịch thương mại điện tử và số lượng ngày càng nhiều đã chứng tỏ người dân Việt Nam cũng có xu hướng cập nhật và chuộng hình thức mua bán trực tuyến thế này. Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh hoành hành và lây lan ngày càng phức tạp thì việc người dân đổ xô nhau đi mua sắm những thiết bị y tế để phòng thân trở thành xu hướng và diễn ra ngày càng nhiều. Và tất nhiên là có không ít người sử dụng sàn thương mại điện tử để mua bán những thiết bị này.

Tuy nhiên, không phải món đồ nào cũng chất lượng, việc người dân mua phải những thiết bị kém chất lượng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Chẳng những mất tiền mà người dân còn có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn bởi những thiết bị bảo vệ không phát huy được tác dụng. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi mua đồ, đặc biệt là các thiết bị y tế trên mạng trực tuyến.

Chất lượng không đảm bảo

Hình trên mạng

Những ngày qua Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã nhận được nhiều khiếu nại của người tiêu dùng. Cụ thể là về việc đặt mua thiết bị y tế có chất lượng thấp. Không thể đo các chỉ số sức khỏe. Hoặc không có hiệu quả trong việc chữa trị triệu chứng của một số bệnh… Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, gần đây trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người tiêu dùng tìm mua các thiết bị y tế và vật dụng liên quan trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên chất lượng không như mong muốn.

Trong quá trình trao đổi, người tiêu dùng cung cấp ảnh chụp sản phẩm thiết bị y tế. Kèm ảnh chụp biên lai giao hàng của đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, thông tin người bán được thể hiện không rõ ràng. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận thấy, một tài liệu quan trọng khác mà người tiêu dùng không cung cấp được là bằng chứng về việc mua hàng từ trang web thương mại điện tử. Bao gồm: ảnh chụp màn hình đã đặt hàng thành công hay tin nhắn. Hay là email thông báo đặt hàng thành công.

Nhiều website mua hàng không rõ ràng

Hàng giao đến tay

Người tiêu dùng cho biết, trong quá trình đặt hàng; trang web bán thiết bị y tế không yêu cầu đăng nhập. Mà chỉ yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân. Như: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ. Sau khi nhập các thông tin trên, sẽ có một cửa sổ pop-up hiện ra thông báo “Đã đặt hàng thành công”. Ngoài ra không có các thông tin khác. Người tiêu dùng cũng không nhận được xác nhận đơn hàng qua điện thoại, email. Chính vì vậy, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc xác định căn cứ pháp lý khi phản ánh, khiếu nại. Lý do là không cung cấp được bằng chứng đã mua hàng tại trang web thương mại điện tử bán hàng.

Cách kiểm tra web thuộc hệ thống của Bộ Công thương

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã đưa khuyến cáo. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể người tiêu dùng cần mua hàng tại những sàn và trang web thương mại điện tử đã đăng ký, thông báo tới Bộ Công Thương. Có hình ảnh logo đã đăng ký, thông báo tới Bộ Công Thương ở cuối màn hình giao diện. Khi bấm vào logo sẽ được chuyển hướng tới trang web Hệ thống Quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương (http://online.gov.vn). Trong đó thể hiện thông tin của sàn, trang web thương mại điện tử đó.

Cục lưu ý, nếu bấm chuột vào logo mà không được dẫn tới trang web trên, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có dấu hiệu cung cấp thông tin không chính xác cho người tiêu dùng. Cụ thể là về việc đã đăng ký, thông báo tới Bộ Công Thương.

Hãy tự bảo vệ quyền lợi của bản thân

Tự bảo vệ quyền lợi bản thân khi mua hàng trên mạng

Đồng thời, để hạn chế tình trạng người tiêu dùng bị vi phạm quyền lợi; cần lựa chọn sàn hay trang web thương mại điện tử thực hiện đầy đủ các bước cho phép người tiêu dùng đặt hàng. Cụ thể: yêu cầu đăng nhập, đăng ký khi mua hàng. Đây là cơ sở để người tiêu dùng xem lại các đơn hàng đã thực hiện. Thể hiện thông tin đơn hàng sau khi người tiêu dùng đặt hàng thành công. Như: mã đơn hàng, thông tin người bán; thông tin người mua, đơn vị vận chuyển; thời gian dự kiến nhận hàng,… Sau đó, web gửi tin nhắn; email đến người tiêu dùng thông báo về việc đã đặt hàng thành công.

Khi nhận hàng, người tiêu dùng xem xét kỹ biên lai giao nhận của đơn vị vận chuyển. Đặc biệt là phần thông tin người bán. Nếu thông tin người bán trên biên lai không khớp với sàn thương mại điện tử; người tiêu dùng nên từ chối nhận hàng.

Tổng kết

Cần tìm hiểu, tham khảo kỹ từ bạn bè, người thân; mạng internet về sàn thương mại điện tử. Cả về tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa; hóa dịch vụ trước khi thực hiện giao dịch. Khi thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; cần nhanh chóng phản ánh. Và yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị y tế giải quyết các yêu cầu. Trường hợp không được giải quyết thỏa đáng; cần liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội để được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *