Đề xuất mở lại chợ truyền thống để chia sẻ áp lực với các siêu thị

Phân tích thị trường Thị trường

Từ khi dịch bệnh một lần nữa bùng phát, số ca bệnh tại Việt Nam cũng tăng lên liên tục, trước áp lực lây lan nhanh và rộng của chủng mới, chính quyền Việt Nam đã ra chỉ thị giãn cách xã hội để kiểm soát, kiềm hãm dịch. Các chợ truyền thống nhanh chóng bị phong tỏa và đóng cửa do lo sợ tập trung đông người sẽ khó lòng kiểm soát được tất cả các trường hợp. Thế nhưng từ khi các chợ truyền thống dừng hoạt động, áp lực dồn lên các hệ thống siêu thị là vô cùng lớn. Bởi do nhu cầu tiêu dùng đột ngột tăng cao, người dân có tâm lý tích trữ nhu yếu phẩm mà dẫn đến các mặt hàng thực phẩm đều cháy hàng. Do nhận thấy vấn đề, hiện đã có đề xuất mở cửa lại chợ truyền thống.

Chợ truyền thống nếu mở ra và tuân theo những quy định, chỉ thị để kiểm soát tốt các hoạt động mua bán theo tinh thần phòng, chống dịch Covid-19 thì sẽ là giải pháp tốt nhất hiện nay trong việc san sẻ áp lực cho các hệ thống siêu thị. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn thông tin về để xuất mở cửa lại chợ truyền thống nhé.

Chuỗi cung cấp các mặt hàng nhu yếu phẩm phân bố rộng rãi

Chợ truyền thống

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ và cuộc họp trực tuyến với 19 tỉnh thành phía Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu quan điểm mở lại chợ truyền thống vì nếu chỉ trông chờ vào hệ thống siêu thị sẽ không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng…

Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách các chợ truyền thống đang hoạt động ở trên các quận huyện thuộc địa bản. Danh sách này bao gồm 40 chợ. Bán các mặt hàng lương thực; thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố. Đã bao gồm chợ mở cửa trở lại được cập nhật đến ngày 19/7. Tất cả các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều có số lượng siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang hoạt động khá nhiều. Và phân bố rộng khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến chiều ngày 19/7; Thành phố đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị; cửa hàng tiện lợi. Trong đó, 2.787 cửa hàng tiện lợi và 101 siêu thị trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Thành phố cũng có 388 điểm bán hàng bình ổn lưu động. Hiện được phân bổ khắp các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Những biện pháp phòng chống, kiểm soát dịch cho chợ truyền thống

Quầy bán rau

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh; thành phố khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Cà Mau được tổ chức. Bàn về công tác phòng chống dịch bệnh ngày 15/7. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra đề xuất mở cửa trở lại chợ truyền thống. Nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân. Và cũng trong cuộc họp trực tuyến với 19 tỉnh thành phía Nam 18/7, người đứng đầu hai ngành quan trọng Công Thương – Nông nghiệp đã cam kết chịu trách nhiệm trước Đảng; nhân dân là không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhất là lương thực thực phẩm, rau củ quả, hàng tươi sống, thuốc men.

Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên; một lần nữa tái khẳng định quan điểm mở lại chợ truyền thông. Bởi vì nếu chỉ trông chờ vào hệ thống siêu thị sẽ không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Giám đốc Sở Công Thương Bà Rịa Vũng tàu; ông Nguyễn Văn Đồng cũng kiến nghị mở lại chợ truyền thống và có những chỉ đạo cụ thể.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh vào 3 điều kiện để chợ truyền thống hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh. Đó là, chỉ bán hàng hoá thiết yếu bao gồm rau củ quả; hàng hoá tươi sống và thuốc men phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn. Như thực hiện 5k, phát phiếu luân phiên; đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng… Và thực hiện tiêm vắc xin cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *