Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đầu tư phát triển nuôi tôm công nghệ cao

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Trong thời đại mà số hoá phát triển chóng mặt như hiện nay, thì việc ứng dụng các công nghệ mới và hiện đại vào trong nuôi trông sản xuất nông – thuỷ sản nói chung và trong ngành nuôi tôm nói riêng đang dần trở thành một xu thế tất yếu. Nắm bắt được những lợi ích thiết thực đó, các tỉnh ở ĐBSCL đang dần chú trọng vào việc đầu tư nguồn nhân lực và thiết bị công nghệ cao vào trong sản xuất. Đây được xem là bước đi đúng đắn của các doanh nghiệp và chính quyền các đại phương này.

Vô vàn ích lợi khi áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ hải sản

Ưu điểm của công nghệ cao trong nuôi trông thuỷ sản là có thể tăng tỷ lệ sống của tôm, cá lên tới hơn 90%. Nó còn giúp giảm lượng thức ăn, hạn chế bị dịch bệnh. Nó cũng giúp hạn chế thay nước, giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường.

Hơn nữa, việc áp dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản sẽ giúp ngành thủy sản nâng cao năng suất, chất lượng. Nó đáp ứng yêu cầu, tạo thêm sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Những thay đổi tích cực của nghề nuôi tôm ở ĐBSCL

Những thay đổi tích cực của nghề nuôi tôm ở ĐBSCL

Sau thời gian dài phát triển nóng, đến năm 2010, nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL bắt đầu chững lại. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường bị ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh. Điều đó gây thiệt hại nặng nề cho tôm nuôi. Đặc biệt là dịch bệnh tôm chết sớm phát mạnh trong giai đoạn 2011-2013. Từ đó, công cuộc giải cứu nghề nuôi tôm ở ĐBSCL trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Ngoài gói hỗ trợ khoanh nợ từ phía chính phủ còn có sự vào cuộc quyết liệt của các nhà khoa học, doanh nghiệp ngành tôm. Tuy nhiên, ngành tôm chỉ bắt đầu hồi sinh và tăng tốc mạnh mẽ khi có sự xuất hiện của mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cùng quyết tâm thay đổi của người nuôi.

Chuyển đổi mô hình kịp thời

Ông Tạ Thanh Tròn, chủ trại tôm ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu phấn khởi: “Tôm mau lớn lắm. Vụ này tôi tiếp tục cầm chắc thắng lớn”. Với mật độ thả nuôi đến 200 con/m2 và tôm chỉ mới 80 ngày tuổi nhưng ao tôm của ông Tròn đã đạt cỡ 29 con/kg. Có lẽ chỉ những người từng trả giá đắt cho những thất bại mới hiểu hết ý nghĩa và giá trị của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm.

Ông Tròn cho biết thêm: “Nuôi tôm bây giờ phải biết chọn mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nào phù hợp mới có được thành công. Cũng may là tôi chuyển đổi kịp thời. Chứ nếu không, sang năm chắc sẽ không còn đất để nuôi”.

Đầu tư đúng lúc

Ông Châu Minh Tâm ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ: Kể từ sau dịch bệnh EMS, việc nuôi tôm bằng ao đất càng ngày càng khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do không thể quản lý môi trường đất, nước tốt bằng ao lót bạt. Vì vậy hộ nào có điều kiện tài chính đều nâng cấp lên mô hình ao tròn nổi lót bạt. Hầu hết họ đều có tỷ lệ thành công rất cao.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ngày càng được lan rộng

Xu thế phát triển mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ngày càng lan rộng ở ĐBSCL. Mô hình này đã giúp sản lượng tôm trong khu vực không ngừng tăng cao trong những năm gần đây.

Tại tỉnh Sóc Trăng, năm 2020 vừa qua với rất nhiều khó khăn từ hạn mặn, mưa bão, dịch Covid-19; thế nhưng sản lượng tôm vẫn tăng 2 con số so với cùng kỳ, đạt 188.000 tấn. Tuy nhiên, do đa số hộ nuôi tôm có diện tích nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp; nên việc chuyển sang nuôi tôm theo công nghệ cao đối với họ là rất khó. Thế nhưng điều gần như không thể ấy đã trở thành hiện thực khi có sự trợ lực của ngân hàng và hệ thống đại lý.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ngày càng được lan rộng

Ông Bùi Công Nhân, Giám đốc HDBank chi nhánh Sóc Trăng cho biết: “Tính đến cuối năm 2020, HDBank Sóc Trăng đã đầu tư khoảng 60 tỷ đồng cho mô hình ứng dụng công nghệ cao. Tất cả đều cho thấy chúng rất hiệu quả. Riêng năm 2021, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mô hình cho người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng”.

Nuôi tôm công nghệ cao là xu thế tất yếu của tương lai

Điểm khác biệt lớn nhất của các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao chính là việc dành ra từ 80 đến 85% diện tích cho việc xử lý nước nuôi tôm và nước thải, chất thải. Còn diện tích nuôi thực tế chỉ chiếm 15-20%. Tuy diện tích dành để nuôi rất nhỏ, nhưng nhờ ưu thế thả nuôi mật độ cao; tôm đạt kích cỡ lớn. Và, nhất là tỷ lệ nuôi thành công có nơi lên đến hơn 95%. Vì thế, năng suất và hiệu quả của mô hình này vượt trội so với cách nuôi truyền thống.

Điều đáng ghi nhận là hầu hết các mô hình, quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đều do các doanh nghiệp cung ứng đầu vào chuyển giao. Cá biệt ở Sóc Trăng còn có doanh nghiệp tự xây dựng cho mình mô hình và quy trình riêng. Hay như công ty Vinacleanfood đã mạnh dạn đầu tư 250 tỷ đồng để nâng cấp toàn bộ 133ha lên ao tròn nổi ứng dụng công nghệ cao. Và chỉ sau vụ đầu tiên của năm 2021 đã cho thu hoạch gần 2.000 tấn tôm.

Những thành công thực tế từ nuôi tôm công nghệ cao

Ông Võ Văn Phục, TGĐ Vinacleanfood chia sẻ: “Tuy vốn đầu tư cao; nhưng bù lại, mô hình nuôi công nghệ cao cho tỷ lệ thành công lớn. Có thể nuôi tôm về kích cỡ lớn, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường. Theo tôi, đây cũng sẽ là xu thế phát triển của nghề nuôi tôm trong thời gian tới. Vì nó hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Những thành công thực tế từ nuôi tôm công nghệ cao

Ông Huỳnh Hàn Châu, chủ trang trại nuôi tôm ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng), nhận định: “Đây chính là hướng đi mới cho đại đa số người nuôi tôm trong thời gian tới; kể cả người nuôi có diện tích đất nhỏ, vốn ít. Với sự tiến bộ của KHCN, thời gian qua trên thị trường có nhiều dòng tôm giống đạt chất lượng. Thức ăn cho tôm cũng có nhiều thương hiệu tốt; đáp ứng yêu cầu nuôi mật độ cao nhưng vẫn bảo đảm về tốc độ tăng trưởng”.

Cũng theo ông Châu, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang ngày càng lan rộng ở ĐBSCL. Nó sẽ là xu thế phát triển chung của ngành tôm. Nó cũng là mô hình bảo đảm được 3 yếu tố quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm. Đó là: Mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi tôm, thông qua việc tăng năng suất; tỷ lệ thành công cao, tôm nuôi dễ đạt chuẩn; dễ ứng dụng đại trà, kể cả người nuôi có diện tích đất nhỏ; dễ quản lý môi trường vùng nuôi.

Lợi nhuận tăng nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Đánh giá cao tính hiệu quả của mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản dự báo: xu thế này tới đây sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Đó là nhờ lợi thế tỷ lệ thành công và lợi nhuận cao. Do đó, các địa phương cần quy hoạch lại vùng nuôi rõ ràng cho từng mô hình nuôi. Đặc biệt là cần có giải pháp hiệu quả trong xử lý chất thải để bảo đảm mục tiêu kép là hiệu quả và bền vững.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *