GIC Singapore giữ tỷ suất sinh lời trung bình 4,3% mỗi năm

Chứng Khoán Thông tin Chứng khoán

GIC là Qũy đầu tư tài chính có chủ quyền Singapore, là “thần giữ của” khi được giao nhiệm vụ duy trì, bảo vệ và phát triển dự trữ ngoại hối. Khi mà tất cả các thông tin tài chính được bảo mật càng khiến người ta tò mò về tổ chức này hơn. 

Có thể thấy từ năm 2001 đến nay, GIC chưa từng tiết lộ bất kỳ báo cáo tài chính, danh mục đầu tư,… nào. Thế nhưng, mới đây, tổ chức này đã làm một việc đầy bất ngờ khi thông báo lợi nhuận trung bình mỗi năm khoảng 4,3% trong suốt 20 năm trở lại đây.

Tỷ suất sinh lời trung bình 4,3% mỗi năm

Quỹ đầu tư tài chính có chủ quyền Singapore – GIC đang dựa nhiều hơn vào thị trường tư nhân để duy trì lợi nhuận. Tổ chức này vừa báo cáo kết quả hoạt động tốt nhất kể từ năm 2015 trong năm tài chính vừa qua.

Sau khi tính toán lạm phát toàn cầu, danh mục đầu tư của GIC đạt được tỷ suất sinh lời thực tế hàng năm là 4,3% trong vòng 20 năm kết thúc ngày 31/3/2020.

GIC một trong những nhà đầu tư tổ chức năng động nhất sử dụng lạm phát để đánh giá hiệu quả hoạt động của mình giải thích rằng trong hai thập kỷ qua từ tháng 4/2001 đến tháng 3/2021, quỹ đạt mức lợi nhuận trung bình hàng năm 4,3%.

GIC Singapore giữ mức tăng trưởng đồng đều

Theo Jeffrey Jaensubhakij, Giám đốc đầu tư của GIC, sự sụp đổ của bong bóng dot-com đầu thiên nhiên kỷ khi các khoản đầu tư vào công ty internet đã thúc đẩy sự gia tăng chóng mặt của giá cổ phiếu công nghệ Mỹ, dẫn đến bong bóng.

Tỷ lệ hoàn vốn giảm xuống còn 2,7%

GIC không công bố số liệu hoạt động trong một năm, hoặc tiết lộ quy mô danh mục. Mục đích nhằm giữ bí mật về quy mô chính xác của tài sản thuộc Chính phủ Singapore. Lần gần nhất GIC có hiệu suất lớn hơn mức 4,3%/năm là vào giai đoạn 2014 – 2015 với 4,9%.

Sự bùng nổ của đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái. GIC đã báo cáo tỷ lệ hoàn vốn thực tế năm 2,7%, giảm từ mức 3,4% của năm trước đó. Và đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2009 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Temasek cũng tăng gần 25%

Cùng với Temasek, hai tổ chức đã gặt hái được những thành công từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Đầu tháng này, Temasek đã báo cáo lợi nhuận 24,5% cho năm tài chính kết thúc vào 31/3/2021. Đây là mức tăng đáng kể cho với âm 2,28% năm trước đó. Và đó cũng được xem là hiệu suất tốt nhất một thập kỷ.

Văn phòng làm việc của GIC

Giá trị danh mục đầu tư ròng của Temasek tăng gần 25%. Con số này vượt lên mức kỷ lục 381 tỷ đô la Singapore (283 tỷ USD).

Bên cạnh việc hoạt động trên thị trường đại chúng, cả hai nhà đầu tư đang ngày càng chú ý đến lĩnh vực vốn cổ phần tư nhân (trong đó có những công ty công nghệ đang phát triển nhanh).

Temasek trong những năm qua đã đặt cược vào các ngành mới nổi. Trong đó có tiêu dùng, truyền thông, công nghệ, khoa học đời sống, nông sản, tài chính phi ngân hàng.

Nhóm các lĩnh vực đó chỉ chiếm 5% trong danh mục đầu tư vào năm 2011. Nhưng hiện đã tăng lên 37% sau một thập kỷ. Nó lớn hơn cả những lĩnh vực trọng tâm khác như viễn thông, bất động sản, giao thông vận tải.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tư nhân lên 15%

Mặt khác, GIC đã tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu tư nhân từ 13% lên 15%. Đồng thời, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu danh nghĩa và tiền mặt giảm từ 44% xuống 39%.

Theo vị trí địa lý, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của GIC với 34%. Tỷ trọng đầu tư vào châu Á, ngoại từ Nhật Bản tăng từ 20% lên 26%. GIC không đưa số liệu về tỷ trọng đầu tư tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngược lại, Temasek có danh mục đầu tư tập trung vào châu Á, Trung Quốc (27%) và Singapore (24%).

Nhìn về tương lai, sự lạc quan đã tăng lên khi tiến trình vắc xin sẽ thúc đẩy sự hồi phục trên toàn cầu. Nhưng GIC nói rằng vẫn thận trọng về môi trường vĩ mô. Nguyên do vẫn tồn tại những bất ổn dịch bệnh, lo ngại lạm phát. Và cả lợi suất trái phiếu tăng và định giá vốn chủ sở hữu cao.

GIC Singapore đầu tư vào công ty mẹ VinMart

GIC lưu ý rằng tốc độ và quy mô can thiệp chính sách trên toàn cầu chưa từng có đã hỗ trợ việc làm, thu nhập và thị trường vốn. Tổ chức đang tìm cách mở rộng thị trường tư nhân. Tỷ trọng lĩnh vực này đã tăng từ 10% lên 20% trong những năm qua.

Cánh tay vươn dài của GIC

Nếu châu Á là một khu vực đầy tiềm năng, thì Việt Nam nổi lên như một nền kinh tế năng động trong con mắt của GIC. Cơ sở củng cố cho quan điểm trên là vị thế đầu tư của GIC tại các định chế kinh tế lớn của Việt Nam. GIC nắm cổ phần khá lớn tại Vietjet (4,97% – 22,4 triệu cổ phiếu). Tại Masan là 5,43% – 56,8 triệu cổ phiếu. Ở Vinamilk nắm giữ 0,7%. FPT  là 3,52% – 21,5 triệu cổ phiếu. Pan Group sở hữu 4,88% – 5,7 triệu cổ phiếu. Và Vinasun là 7,97% – 5,4 triệu cổ phiếu.

Hồi đầu tháng 9/2019, GIC cũng đã rót 500 triệu USD để đổi lấy 16,26% cổ phần tại VCM. Đây là công ty mẹ của chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+. Tuy nhiên vào đầu năm 2020, đại diện GIC không còn nắm giữ cổ phần tại Công ty VCM. Toàn bộ cổ phần tương ứng tỷ lệ sở hữu 16,26% tại VCM đã được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *