Ngành chế biến của Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI trong năm 2021

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp suốt từ đầu năm cho tới nay đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết tất cả các ngành nghề trong nước. Thậm chí, các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải tạm dừng để chống dịch. Thế nhưng trong bối cảnh khó khăn đó, ngành chế biến của Việt Nam vẫn có tin vui khi nhận được dòng vốn FDI lớn đổ vào từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này cho thấy ngành chế biến của Việt Nam đang tạo ra được những giá trị tích cực và  giành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại.

Vai trò của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch. Những tác động trực tiếp mà nó có thể đem tới bao gồm:

  • Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển. Đặc biệt là ngành sản xuất chế biến trong bối cảnh hiện tại.
  • Đóng góp vào sự phục hồi đà tăng trưởng GDP cho Việt Nam. Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam đứng đầu danh sách thu hút nguồn vốn FDI

Ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam đứng đầu danh sách thu hút nguồn vốn FDI

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng thu hút FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng.

Từ đầu năm, cả nước có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tập trung chủ yếu vào 18 ngành và lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD. Con số này chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hơn 5,4 tỷ USD. Nó chiếm hơn 38% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với hơn 1 tỷ USD.

“Dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế trong tương lai,” ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết.

Nhiều dự án lớn trong nước cũng được các nhà đầu tư rót vốn

Không chỉ tăng về tổng vốn, nhiều dự án trị giá tỷ USD đã được cấp phép từ đầu năm tới nay.

Cụ thể, tháng 3/2021, tỉnh Long An trao quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư 3,1 tỷ USD. Dự kiến, nhà máy điện Long An I sẽ đi vào vận hành tháng 12/2025. Còn nhà máy điện Long An II vận hành vào tháng 12/2026.

Thành phố Hải Phòng cũng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm 750 triệu USD cho Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) của Công ty TNHH LG Display Việt Nam. Với tổng mức đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, nhiều dự án lớn cũng được cấp phép trong các tháng đầu năm như: Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore) vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD. Mục tiêu là sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang. Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hongkong, Trung Quốc). Tổng vốn đầu tư đăng ký của dự án này là 498 triệu USD. Mục tiêu là sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh.

Ngành chế biến là một ví dụ điển hình cho tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI trong đại dịch

Ngành chế biến là một ví dụ điển hình cho tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI trong đại dịch

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết; việc các doanh nghiệp FDI đầu tư thêm một số dự án quy mô lớn; lại ứng dụng công nghệ cao thuộc những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo là minh chứng cho sự ổn định và uy tín của Việt Nam trong hoạt động thu hút đầu tư toàn cầu.

Để tăng cường thu hút các dự án FDI, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng vừa ban hành quyết định bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Điều đó nhằm gỡ vướng cho quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Cùng với đó, Bộ KH&ĐT cũng vừa công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam từ cấp Trung ương, cấp tỉnh và thủ tục do ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất thực hiện. Các thủ tục hành chính này đều mang lại những thay đổi tích cực. Nó giúp tạo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động đầu tư của người dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư.

“Việc bỏ thủ tục quyết định chủ trương đầu tư sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí rất lớn khi cả nước mỗi năm có hàng nghìn dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước”; lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Tags: , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *