Ngành hàng không Việt Nam thoi thóp trong cơn khủng hoảng

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Ngành vận tải hàng không là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt đối với hầu hết các quốc gia. Nó không chỉ là một ngành kinh tế vận tải đơn thuần, mà nó còn là ngành có liên quan chặt chẽ với các vấn đề quân sự và an ninh quốc gia.

Trước khi đại dịch Covid-19 ập tới, ngành hàng không Việt đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nhiều đường bay quốc tế mới được khai trương, nhiều dịch vụ vận chuyển mới được mở thêm,… Thế nhưng, khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế Việt Nam đã phải chịu nhiều thiệt hại to lớn. Trong số những ngành nghề bị ảnh hưởng tiêu cực ấy, vận tải hàng không là ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng rõ ràng và nặng nề nhất. Gần như các đường bay quốc tế bị huỷ hoàn toàn. Các chặng bay trong nước cũng chỉ được khai thác cầm chừng. Có thể nói, ngành hàng không Việt Nam thời gian qua đang lao dốc không phanh.

Vốn đã khó khăn là vậy, thế nhưng, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư vừa qua lại giáng thêm một đòn đau nữa cho ngành hàng không. Chưa tìm được lối thoát thì khó khăn lại chồng chất khó khăn. Các doanh nghiệp hàng không của Việt Nam vì thế cũng lao đao bên bờ vực phá sản.

Doanh thu ngành hàng không sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu ngành hàng không sụt giảm nghiêm trọng

Nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh đến 34,5% – 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019. Nguy hiểm hơn, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 trong giai đoạn cao điểm sát Tết đã khiến doanh thu của ngành này đã giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp suy giảm. Họ cũng đang dần tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán.

“Tổng Công ty hàng không Việt Nam dự kiến số lỗ của quý I/2021 sẽ ở mức 4.800 tỉ. 6 tháng đầu năm có thể lên đến10.000 tỉ đồng. Hiện tại, số nợ phải trả quá hạn đạt tới 6.240 tỉ đồng. Doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản”.

Tình hình diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỉ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp, hoặc không gia hạn, cấp tiếp hạn mức tín dụng.

“Vietnam Airlines hiện đang đối mặt với rủi ro kiện tục pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng” – dự thảo báo cáo viết.

Các hãng hành không tư nhân lao đao

Các hãng hành không tư nhân lao đao

Cùng với Vietnam Airlines, trong năm 2020, các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air cũng đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác. Họ cũng duy trì được sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản; các dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2021. Các hãng đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Ước tính Vietjet thiếu hụt 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay khoảng 4% trong năm 2021 – 2023; giúp các hãng hàng không tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động ; tương tự như gói hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airlines.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải cho phép kéo dài thời gian giảm 50% phí dịch vụ cất, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành bay cùng với thời gian áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng với các dịch vụ chuyên ngành hàng không cho đến hết năm 2021.

Tags: , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *