Người chăn nuôi lợn tại Đồng Nai khóc ròng do giá chạm đáy
Hiện nay, các tỉnh, thành phố như Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương đang chịu nhiều áp lực do dịch bệnh Covid-19, nhiều khu dân cư bị phong tỏa, hầu hết các hộ chăn nuôi đều “mắc kẹt” trong vùng dịch nên lợn đến tuổi xuất chuồng khó bán do không có người mua. Theo ước tính của các cơ quan chức năng có khoảng 2,4 triệu con lợn đã đến lứa suất chuồng, hầu hết nằm trong vùng dịch. Nhiều thương lái đã không dám thu mua do chi phí vận chuyển trong mùa dịch lên quá cao. Trong khi giá bán tại chợ lại đang rất thấp.
Mục lục
Giá lợn hơi thấp tận đáy
Ngày 18/7, theo ghi nhận của phóng viên báo Dân Việt, giá heo tại các tỉnh Đông Nam bộ đang dao động ở mốc từ 55.000 đồng – 57.000 đồng/kg. Nhiều trang trại vẫn than thở heo rẻ nhưng không có người thu mua.
Tại tỉnh Đồng Nai, giá heo hơi bán ra ở các trại là 55.000 đồng/kg. Có nơi 56.000 đồng/kg; Bà Rịa – Vũng Tàu giá heo 57.000 đồng/kg; Bình Dương từ 56.000 đồng/kg – 57/000 đồng/kg. Với giá heo hơi thấp hơn giá thành sản xuất nhiều trang trại đang phải ôm lỗ từ 15.000 đồng – 20.000 đồng/kg heo hơi.
Trên thực tế, mặc dù heo trong chuồng bị “kẹt” số lượng cả triệu con. Giá heo hơi thấp tận đáy; nhưng thịt heo ở ngoài thị trường bán lẻ. Nhất là tại Bách Hoá Xanh lại đang ở mức cao.Thịt ba rọi khoảng 130.000 đồng – 160.000 đồng/kg; sườn non khoảng 160.000 đồng – 200.000 đồng/kg, xương heo từ 90.000 đồng – 100.000 đồng/kg…
Như vậy, giá heo từ trang trại đến người tiêu dùng có sự chênh lệch rõ rệt. Và, nông dân cùng người tiêu dùng đang chịu nhiều thua thiệt. Đặc biệt, tại thành phố trên 1 triệu dân là TP. Biên Hoà (Đồng Nai), việc mua thịt heo hiện nay không dễ dàng. Vì đa số chợ truyền thống, chợ tạm đều bị đóng cửa để chống dịch. Nhiều người phải xếp hàng dài tại Bách Hoá Xanh, Vinmart,… chờ đến lượt được vào mua hàng. Nhưng khi vào lại không mua được thịt hoặc đã bị lựa hết phần ngon,…
Người chăn nuôi gặp khó
Ông Bùi Văn Duyên, người nuôi heo ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, cho biết: Hiện nay, đa số người nuôi heo gặp khó khăn trong khâu xuất chuồng vì dịch bệnh. Ông Duyên nói rằng, dịch bệnh, ai không có vốn, đang mua cám từ đại lý sẽ nợ chồng nợ, thua lỗ rất nặng. Nếu ai may mắn dư giả không phải vay mượn tiền mua heo giống và cám thì phần nào đỡ vất vả hơn.
“Tôi giờ chỉ mong heo hơi lên trên 70.000 đồng/kg và dịch được dập để cuộc sống ổn lại. Chứ hai năm qua khổ quá rồi” – ông Duyên than thở. Về vấn đề này, trả lời báo Dân Việt, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai – cho biết: Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại “tứ giác kinh tế” đang phức tạp. Đa số tiểu thương, thương lái, chợ đầu mối, chợ truyền thống,… đều ở trong vùng dịch.
Ngoài ra, các trang trại heo ở Đồng Nai đa số nằm tại huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Trảng Bom – đều là địa phương đang có dịch. Vì vậy việc vận chuyển, thu mua heo phần nào bị hạn chế hơn so với trước. Do đó, người chăn nuôi chỉ xuất chuồng lẻ tẻ,…Dịch bệnh khiến người chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn đủ đường. Vì giá thành đang cao hơn giá bán.
“Trước thực tế trên, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ nhưng e là khó. Vì nguyên nhân chính vẫn là do dịch Covid-19. Hiện chỉ có thể dập được dịch mọi thứ mới sớm ổn định trở lại. Tôi nghĩ người dân cả nước phải được tiêm vaccine Covid-19. Để tạo nên hệ miễn dịch cộng đồng. Từ đó mới có thể đưa giá cả thị trường đi vào đúng guồng” – ông Công nói.
Quy định phòng chống dịch
Ông Công chia sẻ thêm nhiều tài xế đi mua heo con, gà con. Họ bị một số nhân viên kiểm soát dịch bệnh cho rằng đó là đi làm việc không thiết yếu. Nên yêu cầu quay lại, không cho lưu thông tiếp. Và đủ câu chuyện dở khóc dở cười mùa dịch liên quan đến việc “thông hành”. Khiến cho việc mua bán, vận chuyển hàng hoá đình trệ hơn so với trước. Bên cạnh đó, thì tài xế, phương tiện muốn lưu thông qua lại các tỉnh, thành phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (thời hạn chỉ có 3 ngày) nên rất khó khăn, tốn kém.
Ông Công kiến nghị: “Tôi nghĩ là Chính phủ và các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương phải tính đến các phương án đảm bảo lưu thông hàng hóa tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Tránh để hàng hoá ùn ứ ở vùng sản xuất còn những vùng cần sử dụng hàng hoá lại thiếu thốn và phải mua với giá rất cao”.
Về vấn đề này ông Nguyễn Trường Giang – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai – cho biết: Hiện nay, số lượng heo tại Đồng Nai vẫn ổn định ở mức gần 2,5 triệu con. Công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trên heo vẫn được địa phương triển khai đều đặn.
Các biện pháp tháo gỡ khó khăn
Tuy nhiên, do dịch bệnh, người tiêu dùng ít đi, thương lái, tiểu thương ở vùng dịch. Nên giá heo bị kéo xuống thấp gây khó khăn cho người chăn nuôi. “Ngành nông nghiệp cũng đã triển khai nhiều biện pháp, hỗ trợ người chăn nuôi. Đặc biệt như tạo ra các chuỗi liên kết, liên hệ thương lái,… nhưng chưa khả thi vì dịch bệnh đang rất phức tạp. Giờ chỉ còn cách chờ dịch ổn lại may ra mọi việc mới được giải quyết” – ông Giang nói.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, lý do giá heo giảm mạnh những ngày qua là vì hiệu quả công tác bình ổn thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như thông tin cho phép nhập khẩu thịt heo đã tác động đến tâm lý người chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi đang rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn khi giá thành sản xuất liên tục tăng cao. Nói về nguyên nhân giá thịt lợn giảm, ông Trọng cho rằng do nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, trong khi việc tái đàn ở trong nước vẫn đạt hơn 70%. Trong quý 1/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 169.300 tấn thịt và sản phẩm từ thịt; tăng 0,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thịt lợn nhập khẩu là 34.650 tấn; tăng hơn 101% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, theo ông Trọng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp việc vận chuyển, tiêu thụ trở nên khó khăn, nhiều nông dân lo ngại lúc đấy sẽ không bán được nên giá nào cũng cho xuất chuồng. Đặc biệt, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua, khiến người dân không chịu nổi đành bán tống, bán tháo, thậm chí bị các thương lái ép giá.