Thanh khoản giảm còn dưới 20.000 tỉ đồng/ phiên trên sàn TP.HCM
Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, thị trường chứng khoán “đứng ngồi không yên”. Thanh khoản khớp lệnh giảm nhanh chóng xuống dưới mức 20.000 tỉ đồng/ phiên trong vòng chưa đầy 2 ngày. Khi mà các công ty chứng khoán bắt đầu chốt sổ giữa năm thì xu hướng trong thời gian tới còn đáng buồn hơn nữa. Nhiều nhà đầu tư lại chọn rẽ hướng khác, chốt lời nhanh và tạm thời không tham gia vào các giao dịch.
Đặc biệt đây cũng là thời gian vàng của các giải đấu bóng đá lớn toàn thế giới nên nhiều khả năng các nhà đầu tư đã chuyển qua bóng đá. Một phần nguồn tiền có thể chảy sang các vụ cá cược bóng đá bất hợp pháp.
Mục lục
Thanh khoản khớp lệnh giảm sau 2 ngày bùng nổ
Sau hai ngày giao dịch “bùng nổ” với giá trị khớp lệnh đạt gần 32.000 tỉ đồng/phiên trên sàn TPHCM (Hose) đầu tháng 6-2021, thanh khoản khớp lệnh trên Hose đã “chùng” hẳn và tụt xuống dưới 20.000 tỉ đồng/phiên. Thanh khoản được dự báo có thể giảm nữa. Nguyên nhân một phần là do quý 2 đã kết thúc. Và các doanh nghiệp cần chốt sổ sách để ra báo cáo tài chính bán niên. Đồng thời, dòng tiền cũng bắt đầu đổi hướng.
Nguyên nhân nào khiến giá trị giao dịch giảm?
Các công ty chứng khoán bắt đầu chốt sổ
Giám đốc một công ty quản lý quỹ trong nước chỉ ra bốn nguyên nhân khiến giá trị giao dịch cả ba sàn sụt giảm. Thứ nhất, cuối tháng 6, như thường lệ, các công ty chứng khoán và đối tác cung ứng vốn vay đều chốt sổ. Giảm trần giao dịch ký quỹ (margin), đưa các khoản vay quá tỷ lệ về hạn mức chuẩn.
Khác với các ngân hàng cổ phần, trong vòng 2-3 năm trở lại đây, trước khi niêm yết, cấp tập gia tăng vốn điều lệ thông qua chia thưởng, phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho nhà đầu tư riêng lẻ, nâng mạnh tiềm lực tài chính, phần lớn công ty chứng khoán ít tăng vốn cho đến tận quí 1 vừa rồi.
Quy định tỷ lệ cho vay ký quỹ tối đa bằng hai lần vốn chủ sở hữu. Các công ty chứng khoán không có điều kiện cung cấp vốn nhiều nhất có thể cho nhà đầu tư. Con số 115.000 tỉ đồng dư nợ cho vay ký quỹ của 20 công ty chứng khoán lớn nhất vào cuối tháng 5-2021. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, con số này tăng đáng kể so với cùng kỳ. Nhưng lại chỉ có ý nghĩa tương đối nếu đặt cạnh số tiền 65.000 tỉ đồng nhà đầu tư để trong tài khoản chứng khoán.
Cá nhân, tổ chức kinh doanh tạm ngưng mua bán
Lý do thứ hai là cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện chốt sổ. Họ bắt đầu tạm ngưng mua bán để lấy doanh số quí 2 và nửa năm.
Chốt lời, đứng ngoài quan sát
Lý do thứ ba: Thị trường đã tăng năm tháng liền từ 1.000 điểm lên vùng cản 1.400 điểm. Một số nhà đầu tư đề cập đến tín hiệu phân phối của dòng cổ phiếu dẫn dắt là ngân hàng. Do đó, họ chốt lời và tạm thời đứng ngoài quan sát. Hơn ba tuần nay, những nhà đầu tư giao dịch tích cực (day traders) loay hoay lỗ nhiều hơn lãi, tâm lý có phần bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ảnh hưởng của cả giải đấu bóng đá
Lý do khách quan liên quan tới giải vô địch bóng đá châu Âu. Thông thường các mùa World Cup hay Euro Cup thanh khoản thị trường đi xuống. Bởi nhà đầu tư tập trung chuyển qua đá bóng. Không loại trừ khả năng có một tỷ lệ nhất định dòng tiền chảy qua kênh cá độ bóng đá bất chấp hoạt động này không hợp pháp.
Một vài nguyên khác giải thích cho sự sụt giảm
Nhiều doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới
Năm nay, thời điểm thị trường tăng trưởng lại trùng với mùa đại hội đồng cổ đông thường niên (diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6). Và rất nhiều doanh nghiệp niêm yết phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới. Một phần tiền của thị trường bị hút vào đây. Việc tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu là yếu tố quan trọng làm tiền bị đọng một chỗ.
Thí dụ công ty A chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức tổng cộng bằng 50%. Vào ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền, thị giá cổ phiếu A bị điều chỉnh xuống tương ứng 50%. Nhà đầu tư không thể rút toàn bộ tiền đã giải ngân vào cổ phiếu này. Nếu họ muốn giao dịch cổ phiếu khác. Họ phải đợi cả tháng để cổ phiếu thưởng về mới bán được.
Vụt mất cơ hội “thay da đổi thịt”
Bên cạnh đó, không ít tổ chức, quỹ đầu tư đã tỏ ra tiếc nuối khi “thời cơ” nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi đã một lần nữa bị vuột qua trong đợt xem xét vừa rồi của MSCI. MSCI cho biết sẽ theo dõi sát sao việc xử lý nghẽn lệnh của hệ thống giao dịch Hose. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức xin lỗi nhà đầu tư. Ông nhấn mạnh “Chúng tôi nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi”. Lời xin lỗi quá muộn!
Tiền rút ra có vào lại được không?
Cho dù nhìn dưới góc độ nào, thanh khoản giảm đơn giản là tiền bị rút ra. Tiền rút ra có vào lại không thì chỉ thị trường mới trả lời chính xác. Giao dịch của các nhà đầu tư F0 cũng phản ánh tính cơ hội. Tâm lý đám đông và nhất là nếu thị giá cổ phiếu giậm chân tại chỗ, họ sẽ nhanh chóng rút tiền ra. Không có điều gì đẩy nhà đầu tư rời bỏ thị trường nhanh bằng sự đứng ì của giá cổ phiếu. Lên cũng được, xuống cũng được. Nhưng thiếu sự biến động thì sức hút sẽ phải đo bằng thời gian dài. Đây vốn là điểm mà nhà đầu tư cá nhân Việt không ưa chuộng.
Với giá trị giao dịch xấp xỉ một tỉ đô la Mỹ/ngày cho riêng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, thanh khoản của chứng khoán Việt Nam đang trên đà bắt kịp thanh khoản các thị trường quy mô khu vực như Singapore, Thái Lan. Đây là thị trường mà các sản phẩm tài chính khá phát triển, nhất là các sản phẩm phái sinh. Câu chuyện lớn của thị trường năm nay và năm sau sẽ không chỉ là sự suôn sẻ của hệ thống giao dịch. Mà đó còn là cả sự duy trì và nâng cao thanh khoản chứng khoán. Đồng thời đưa ra thị trường những sản phẩm tài chính khác nhằm mở đầu giai đoạn tăng tốc.