Thảo dược – nông sản quý và tiềm năng phát triển ở ngoại thành Hà Nội

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Trong chương trình tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp của chính phủ, các loại thảo dược được xem như nhóm cây trồng mũi nhọn của ngành trồng trọt vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng thông thường. Hơn thế nữa ở thời điểm hiện nay, nhu cầu của thị trường đối với các loại thảo dược cũng ngày một lớn dần.

Nhìn thấy tiềm năng phát triển ấy, Hà Nội những năm gần đây đã tập trung quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu và phát triển nhiều loại thảo dược. Song song với đó là thúc đẩy và phổ biến kiến thức cho người nông dân nhằm triển khai mở rộng mô hình này.

Giá trị tiềm năng của các loại thảo dược

Tại Việt Nam, chúng ta sở hữu hơn 12.000 loài thực vật khác nhau. Trong đó, gần 6.000 loài cho công dụng để làm thuốc. Thậm chí, nhiều loại thảo dược còn được xếp vào hàng quý hiếm trên thế giới. Đó là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thuốc chữa bệnh của nước ta.

Theo các chuyên gia, mặc dù ở Việt Nam có rất nhiều loài cây cho công dụng làm thuốc; song lâu nay, do khai thác quá mức và không được quản lý tốt nên nhiều cây thuốc quý đã biến mất. Nhiều vùng trên cả nước vì lợi ích ngắn hạn nên vẫn để thương lái nước ngoài thu mua tự do rồi xuất qua kênh tiểu ngạch nên hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì những bất cập đó, khi được nhà nước đầu tư và nghiên cứu một cách bài bản, thì các loại thảo dược sẽ trở thành cây trồng mới đem lại giá trị cao cho người nông dân Việt Nam.

Giá trị tiềm năng của các loại thảo dược

Trồng thảo dược đang được mở rộng ở ngoại thành Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Hòa đang là chủ sở hữu của vườn thảo dược diện tích 7ha tại xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn. Ông chia sẻ, được huyện và DN hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, thu mua toàn bộ sản phẩm nên gia đình ông đã trồng và phát triển cây dược liệu từ 6 năm nay.

Không chỉ ở Xuân Giang, cây dược liệu còn phát triển tại nhiều xã khác của huyện Sóc Sơn. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn – Hoàng Chí Dũng, từ diện tích ban đầu (năm 2014) là 15ha; đến nay, vùng thảo dược trên địa bàn đạt gần 100ha với 80 loại được bảo tồn, phát triển. Nhờ đưa các giống dược liệu thuần chủng vào trồng, ứng dụng kỹ thuật thâm canh hữu cơ, cơ giới hóa khâu sản xuất, chế biến nên cây dược liệu ở vùng đồi gò huyện Sóc Sơn mang lại giá trị kinh tế cao, đạt 420 triệu đồng/ha/năm trở lên, gấp 3 lần cây trồng khác.

Nhà nước tạo mọi điều kiện cho trồng và phát triển các loại thảo dược

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, trước đây, Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004 không quy định về giống cây trồng là thảo dược. Việc quản lý nhà nước về giống cây trồng cũng không đề cập tới giống cây dược liệu. Vì vậy, khi nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm hay nhập nội giống cây dược liệu rất khó khăn trong công tác công nhận, bảo hộ cũng như quản lý nhà nước về sản xuất, lưu thông.

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược. Theo đó thảo dược sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh đó, cũng đã có các chính sách đặc thù đối với nhóm cây dược liệu. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi. Nó tạo hành lang pháp lý, quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách và nguồn lực. Từ đó giúp khôi phục và phát triển theo chuỗi giá trị đối với cây dược liệu.

Nhà nước tạo mọi điều kiện cho trồng và phát triển các loại thảo dược

Ngành nông nghiệp thảo diệp hướng tới mở rộng và xuất khẩu

Về chiến lược phát triển, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường khẳng định; để phát triển các loại thảo liệu cần có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và người sản xuất. Việc sản xuất loại cây trồng này đòi hỏi các tiêu chuẩn và quy định khắt khe. Nếu người dân trồng thảo dược theo hướng tự phát sẽ khó đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Nội xác định phát triển ở các vùng chuyên canh. Đó là các vùng trồng thảo dược như Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ… Cùng với đó là kết hợp hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu; đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tập trung tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn… Điều này nhằm từng bước đưa thảo dược trở thành một trong những cây trồng thế mạnh của Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *