Thị trường phái sinh có mức biến động không quá lớn

Chứng Khoán Chứng khoán phái sinh

Theo đánh giá của các chuyên gia chứng khoán, trong ngày giao dịch cuối tuần, trên thị trường phái sinh có 3 hợp đồng tăng và 1 hợp đồng giảm, tuy nhiên, biến động không quá lớn. Thanh khoản đã được cải thiện nhưng mức độ không cao. Việc mở lệnh cần chờ chỉ số bứt phá vùng tích lũy 1440 điểm để hạn chế rủi ro khi mở lệnh. Trên thị trường phái sinh tuần qua (16/7), hợp đồng tương lai phân hóa, có diễn biến phân hoá nhẹ khi 3 hợp đồng được ghi nhận tăng điểm, 1 hợp đồng giảm điểm. Đây là mức thay đổi không quá lớn của các hợp đồng.

Diễn biến thị trường

Diễn biến thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/07/2021. VN30F2107 (F2107) tăng 1.62%, đạt 1,431.80 điểm; VN30F2108 (F2108) tăng 1.71%, đạt 1,437 điểm; hợp đồng VN30F2109 (F2109) tăng 1.57%, đạt 1,439.70 điểm; hợp đồng VN30F2112 (F2112) tăng 2.33%, đạt 1,438.80 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1,430.29 điểm.­

Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt giảm 17.23% và 17.72% so với phiên ngày 15/07/2021. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2107 giảm 23.18% với 246,031 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của F2108 đạt 28,743 hợp đồng, tăng 144.08%.

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với tổng khối lượng nhà đầu tư mua ròng tăng mạnh và đạt 1,223 hợp đồng. Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2107 đảo chiều và đạt giá trị 1.51­ điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang lạc quan về triển vọng của VN30-Index.

Bên mua bắt đầu trở lại

Trong phiên giao dịch ngày 16/07/2021, VN30-Index hồi phục tích cực. Tạo mẫu hình nến White Opening Marubozu. Điều này chứng tỏ lực bên mua đã bắt đầu trở lại

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp chứng tỏ các nhà đầu tư đang khá thận trọng. Cùng với đó, chỉ báo Relative Strength Index lẫn chỉ báo MACD vẫn duy trì phân kỳ giá xuống. Tín hiệu này cho thấy rủi ro là vẫn còn.

Vào ngày đáo hạn, hợp đồng F2107 biến động giằng co quanh tham chiếu trong phiên giao dịch buổi sáng. San phiên chiều, bên mua trở lại mạnh mẽ giúp hợp đồng bật tăng ấn tượng. Kết phiên, hợp đồng F2107 đóng cửa ở mức gần như cao nhất trong ngày.

Hợp đồng tương lai tháng 8 đóng cửa phiên đầu tiên dưới vai trò là hợp đồng của tháng hiện tại đóng cửa ở mức giá xanh (+3,0 điểm). Tuy nhiên diễn biến chính trong phiên của hợp đồng là rung lắc, giằng co. Khoảng cách chênh lệch dương là trạng thái chủ đạo của 3 hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất. Từ +1,25 đến +2,75 điểm; trong khi hợp đồng VN30F2109 đóng cửa sát với mức điểm của cơ sở, giảm -0,4 điểm.

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật 

Các chuyên gia cho biết, trên đồ thị 5 phút, VN30F2108 đã hình thành một nền giá quanh mốc tâm lý 1.440 điểm, xuyên suốt kể từ đầu phiên. Đối với các nhà giao dịch chờ đợi mở lệnh Long, cần chờ đợi các cây nến xác nhận vượt lên khỏi vùng tích lũy kể trên để hạn chế rủi ro cho việc mở vị thế.Thanh khoản thị trường phái sinh cải thiện nhẹ so với phiên trước. Cụ thể, khối lượng giao dịch đạt 252.373 hợp đồng, riêng khối lượng hợp đồng VN30F2108 đạt 251.674 hợp đồng. Mặc dù vậy, đây không phải là mức thanh khoản lớn nếu so sánh với các phiên giao dịch trong hơn 1 tuần qua.

Trên thị trường cơ sở, trải qua một phiên giao dịch giằng co trên tham chiếu. VN30 kết phiên tại mức 1.438,05 điểm (+0,54%). Động lực nâng đỡ cho VN30 cũng như VN-Index trong phiên đến từ 2 cổ phiếu trụ là VIC và MSN.

Chỉ số VN30 tiếp tục hồi phục nhẹ từ vùng hỗ trợ 1.400 điểm đi kèm với thanh khoản thấp. Qua đó cho thấy lực cầu hiện tại là chưa đủ mạnh để giúp chỉ số này quay trở lại ngay xu hướng tăng. Vì vậy các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng chỉ số VN30 sẽ hình thành một giai đoạn đi ngang kèm với thanh khoản thấp để tạo nền tích lũy đồng thời hấp thụ thêm lực mua trước khi quay trở lại xu hướng tăng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *