Thị trường phục hồi thực sự hay đáo hạn phái sinh sau khi tăng mạnh cuối phiên?
Diễn biến từ những giao dịch trầm lắng đến rất sôi động trong phiên giao dịch có liên quan đến thời gian đến thời điểm đáo hạn phái sinh của các chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, chưa hẳn vì phái sinh đã khiến thị trường đảo chiều mạnh, thị trường luôn biến động, mức độ biến động cũng biến động theo và không có quy luật chính xác. Ngay cả khi thị trường đã bước vào chu kỳ điều chỉnh trung hạn kéo dài vài tháng, thì vẫn có những thăng trầm. Các nhà đầu cơ thích những nhịp tăng này vì nó xảy ra thường xuyên và cường độ phục hồi mạnh.
Mục lục
Đã “vay” liệu có “trả”?
Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 tháng trở lại đây VN-Index hưởng lợi từ đà tăng của chứng khoán phái sinh. Với hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn.
Lần trước rơi vào phiên ngày 21.5, nhờ lực kéo của chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 5 đã kéo chỉ số tăng gần 10 điểm trong phiên ATC. Thời điểm đó, thị trường vẫn đang trong đà tăng của nhịp hồi phục từ tháng 4.2020. Tuy nhiên, sang phiên ngày liền sau đó 22.5, VN-Index đã “trả hết cho người” tất cả những gì “vay mượn” từ phiên trước, cũng mất đi xấp xỉ 10 điểm.
Chính vì thế, phiên tăng nhờ đáo hạn phái sinh hợp đồng tương lai VN30 tháng 7 trong phiên ngày 16.7. Điều này cũng còn gây không ít nỗi phập phồng trong tâm lí nhà đầu tư. Vả lại, phiên tiếp theo ngày 17.7 lại là phiên cuối tuần.
Theo thống kê từ đầu tháng 6 đến nay, trong 6 phiên cuối tuần thì sàn HoSE có 3 phiên tăng và 3 phiên giảm. Phiên ngày 17.7 sẽ phá đi thế cân bằng “tỉ số” này nhưng chưa biết nghiêng về bên nào.
Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh
Nhóm cổ phiếu nào có ảnh hưởng nhất tới VN30-Index? Đó chắc chắn là cổ phiếu ngân hàng. Nếu muốn chỉ số này tăng do gắn liền với thị trường phái sinh, cổ phiếu ngân hàng phải tăng.
Đó là những gì diễn ra chiều nay. Buổi sáng, thị trường giao dịch chậm; thanh khoản thấp và giá biến động rất ít. VN30-Index đến hết phiên sáng chỉ tăng khoảng 0,2%. Đột nhiên sang chiều tình thế thay đổi.
VPB tăng đột biến tới sát giá kịch trần, trên tham chiếu 6,83% trước khi tụt lại một chút về cuối ngày. Nếu có gì đặc biệt ở VPB thì chính là cổ phiếu lớn nhất của chỉ số VN30-Index. VPB có khả năng đẩy chỉ số này bằng nhiều mã khác gộp lại. Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt tăng hỗ trợ: CTG tăng 3,86%, STB tăng 5,11%; ACB tăng 3,15%, TCB tăng 2,16%, TPB tăng 2,12%, HDB tăng 1,68%, MBB tăng 1,56%, VIB tăng 1,13%.
Nguyên nhân cổ phiếu ngân hàng tăng giá
Chỉ số VNFINLEAD của sàn HoSE hôm nay tăng tới 3,12%. Vượt xa tất cả các chỉ số khác. VN30-Index đóng cửa tăng 1,42% còn VN-Index chỉ tăng 1,09%.
Tuy nhiên cổ phiếu ngân hàng thật sự chỉ tăng vì là phiên đáo hạn phái sinh? Điều này không chắc chắn vì cổ phiếu ngân hàng cũng có yếu tố hỗ trợ nhất định. Đầu tiên là thông tin một số ngân hàng được nới room tín dụng. Tiếp đó là mức điều chỉnh khá mạnh trong ngắn hạn từ đầu tháng 7 đến nay. Khiến giá nhiều cổ phiếu rơi quá 10%, kích thích nhu cầu bắt đáy.
Mặc dù đang trong đà giảm khá mạnh của VN-Index từ đầu tháng. Nhưng mức giảm 10% thường là ngưỡng điều chỉnh được chú ý. Trong quá khứ các mức điều chỉnh tương đương cũng xuất hiện các phiên phục hồi kỹ thuật. Do lực bán cắt lỗ giảm đi ở một thời điểm. Cổ phiếu ngân hàng là tiêu biểu cho dạng này khi các yếu tố cơ bản vẫn không xấu đi. Thậm chí kết quả kinh doanh vẫn cho thấy sự tích cực. Cung cầu ở mỗi cổ phiếu vẫn có thời điểm chênh lệch tạo nên biến động ngắn hạn. Việc giảm trên 10% mới xuất hiện bắt đáy cũng đã phản ánh sự chờ đợi chiết khấu rủi ro ngắn hạn.
Thị trường liệu có phục hồi?
Các cổ phiếu ngân hàng vốn có ảnh hưởng rất lớn tới VN-Index và VN30-Index. Nên nếu nhóm này có cơ hội phục hồi thì thị trường cũng nhận được lực hỗ trợ. Ngay như phiên hôm nay, các cổ phiếu kéo điểm số nhiều nhất cho các chỉ số vẫn là ngân hàng.
Tuy vậy không chỉ riêng cổ phiếu ngân hàng tăng giá. Phiên này thị trường đảo chiều là tình trạng chung. Sàn HoSE có số cổ phiếu tăng giá gấp 3,5 lần số giảm giá. Nếu chỉ là bắt đáy ngân hàng thì các cổ phiếu khác sẽ không tăng giá trên diện rộng như vậy. Nhà đầu tư đã cùng có quan điểm bắt đáy giống nhau, nên mới tạo được sự đảo chiều rộng rãi.
Thị trường khó dự đoán
Sau khi đạt đỉnh lịch sử đầu tháng 7, thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh. Điều tạo nên sự lo lắng nhất là liệu đây sẽ là nhịp điều chỉnh trung hạn theo chu kỳ, hay chỉ là điều chỉnh ngắn hạn trong một xu hướng tăng đang có. Trong quá khứ, mức điều chỉnh 10 – 15% vẫn được xem là điều chỉnh ngắn hạn trong xu thế tăng, như giai đoạn điều chỉnh 14,2% trong tháng 1 vừa qua.
Tâm lý lo lắng này là điều bình thường vì thị trường đã tăng rất mạnh và kéo dài. Không có xu thế tăng nào kéo dài vô tận cả mà xen kẽ luôn phải có điều chỉnh. Thị trường điều chỉnh từ đỉnh cao lịch sử ngay trong mùa báo cáo tài chính thì rủi ro sẽ còn cao sau khi kết thúc đợt báo cáo này. Điều này phần nào lý giải tại sao thanh khoản lại xuống thấp như vậy: Nhà đầu tư chốt lời xong không muốn mua lại ngay mà chờ đợi.