Thuỷ sản Việt Nam có thể bị cấm vận vào EU nếu không được gỡ “thẻ vàng”

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, có vùng đặc quyền khai thác thuỷ hải sản lớn. Chính vì thế, nước ta có tới gần 95 nghìn tàu đánh bắt và khai thác thuỷ hải sản. Cùng với đó, ngành này cũng sở hưu lên tới hơn 650 nghìn lao động. Chính vì có số lượng lớn tàu và nhân công như vậy nên việc quản lý đánh bắt trên biển đối với các cơ quân chức năng của Việt Nam là một thách thức rất lớn.

Vì thế mà mới đây, tại hội nghị toàn quốc bàn về vấn đề nâng cao chất lượng khai thác và chế biến thuỷ hải sản của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã cam kết sẽ tìm ra hướng giải pháp mới nhằm cải thiện và tiến tới tháo gỡ “thẻ vàng” cho nghề đánh bắt thuỷ sản Việt Nam.

Khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản khi Việt Nam bị gắn “thẻ vàng” khai  thác

Năm 2017, Việt Nam trở thành nước thứ 2 của ASEAN bị EU  “rút thẻ vàng” cảnh báo đối với việc khai thác thuỷ hải sản từ các hành vi đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của IUU. Tàu cá Việt Nam vi phạm các vùng biển nước ngoài đã bị các nước áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn. Ví dụ như tiêu hủy tàu, bắt người, phạt tiền,…

Việc EU phạt thẻ vàng với các lô hàng hải sản của Việt Nam sẽ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt cá. Bởi lẽ, đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Các nước EU luôn chiếm trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm qua của Việt Nam.

Khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản khi Việt Nam bị gắn "thẻ vàng" khai  thác

Các tàu đánh bắt của Việt Nam vẫn còn vi phạm

Trong số 21 quốc gia bị EC đưa ra “thẻ vàng” về Khai thác hải sản bất hợp pháp; không khai báo và không theo quy định từ cuối năm 2017; đến nay đã có 14 quốc gia được xóa “thẻ vàng”. Thế nhưng Việt Nam lại không có trong danh sách này. Mặc dù trước đó chúng ta đã có nhiều cố gắng khắc phục.

Tính đến thời điểm này, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương đã chấm dứt. Tuy nhiên, tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan vẫn xảy ra. Tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng chưa vững chắc, còn diễn biến phức tạp.

Năm 2020 đã xảy ra 50 vụ/90 tàu vi phạm bị xử lý so với cùng kỳ năm 2019. Con số này giảm 54 vụ/55 tàu. Từ đầu năm 2021 đến nay, tiếp tục xảy ra 12 vụ/19 tàu vi phạm bị nước ngoài bắt giữ. Chủ yếu các tàu này ở các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Kiên Giang…

Theo Tổng cục Thuỷ sản, trong năm 2019-2020, các địa phương đã xử phạt 2.468 vụ. Tổng số tiền xử phạt là hơn 42 tỷ đồng liên quan đến hành vi khai thác IUU. Tuy nhiên, thực tế thì có những tỉnh đã xử phạt nhiều tiền, nhưng có địa phương chỉ nhắc nhở. Việc này dẫn đến các đội tàu chuyển từ nơi xử phạt nặng sang địa phương chỉ nhắc nhở để hoạt động trái phép; làm cho công tác quản lý đội tàu càng thêm phức tạp.

Các tàu đánh bắt của Việt Nam vẫn còn vi phạm

Việt Nam vẫn chưa thể tháo gỡ “thẻ vàng” khai thác thuỷ sản

EC luôn khẳng định không gỡ “thẻ vàng” nếu tình trạng này không chấm dứt. Mặc dù chúng ta đã thực hiện rất tốt thông tin truyền thông ở các cảng cá, bến cá, cùng với việc phổ biến kiến thức, tài liệu đến ngư dân nhưng sự hiểu biết và nắm vững hệ thống pháp luật của các địa phương, doanh nghiệp, ngư dân còn hạn chế. Việc thực thi pháp luật cũng không đồng bộ giữa các tỉnh. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều khi tàu cá không vào cảng này thì sẽ vào cảng kia. Thế nên ngoài thay đổi hạ tầng thì việc đào tạo, nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức cho người lao động cũng là mấu chốt để có thể tháo gỡ thẻ vàng.

Thời gian tới, EC sẽ có đợt kiểm tra lần thứ 3 về tình hình thực hiện các khuyến nghị của họ về khai thác thuỷ hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Nếu không gỡ được “thẻ vàng”, có thể thủy sản của nước ta sẽ bị cảnh báo “thẻ đỏ”. Từ đó bị cấm xuất khẩu vào thị trường EU.

Việc nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng không phải là vì các nước châu Âu yêu cầu. Việc này còn để giữ sinh kế, phát triển bền vững thủy sản cho con cháu chúng ta. Đồng thời để bà con ngư dân không vi phạm pháp luật; không bị nước ngoài bắt giữ người và tàu thuyền như vừa qua.

Tags: , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *