Tiểu thương tại chợ đầu mối thực phẩm Hà Nội kêu trời do ế ẩm

Nhận định thị trường Thị trường

Kể từ thời điểm Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành công văn mới về các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh Covid-19, tình hình tiêu thụ nông sản, thực phẩm tại các chợ đầu mối tại Hà Nội nguồn cung vẫn rất dồi dào, tình hình không có quá nhiều xáo trộn so với thời điểm trước khi thông báo trên. Thị trường đầu mối cả nước không có quá nhiều xáo trộn lớn, nguồn hàng vẫn rất đầy đủ. Điều đáng nói là chợ đầu mối ở đây vắng khách, hàng ế ẩm, các tiểu thương kêu trời vì không bán được hàng.

Chợ đầu mối vắng khách

Theo ghi nhận tại các chợ đầu mối ở Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thường Tín và các khu vực khác, chúng tôi nhận thấy, việc tiêu thụ thịt lợn, gà, cá vẫn diễn ra tuy nhiên nhiều nơi còn vắng khách, và việc tiêu thụ thực phẩm khá ế ẩm, giá các mặt hàng giảm nhẹ.

Chợ đầu mối vắng khách 

Hơn 6h sáng có mặt tại chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), chúng tôi thấy lượng khách đến chợ giao dịch khá đông đúc. Tuy nhiên, người mua vẫn rải đều tại các gian hàng thực phẩm, rau, gia vị…

Vừa vào chợ, chị Phạm Thị Chi ở Nam Từ Liêm tìm đến các gian hàng thân quen để mua 3 lạng gầu bò (giá 270.000 đồng/kg); 6 lạng thịt ba chỉ lợn (giá 150.000 đồng/lạng), 1 bó rau cải (4.000 đồng/bó); 1 bỏ rau muống (5.000 đồng/bó), 1kg quả đỗ (13.000 đồng/kg).

Thực phẩm nguồn cung ổn định

Chia sẻ với phóng viên, chị Chi tỏ ra rất vui vì giá các mặt hàng thực phẩm vẫn ổn định. Khi được phóng viên nói về chuyện tích trữ thực phẩ. Chị Phạm Thị Chi ở Nam Từ Liêm cười bảo: “Mua tích trữ làm gì cho khổ. Thực phẩm lúc nào cũng đầy chợ; muốn ăn gì thì ra mua về chế biến ăn ngay trong ngày mới ngon”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hải Yến, Ban quản lý chợ Phùng khoang cho biết, ngày đầu thực hiện Công điện mới về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, các xe hàng chở thực phẩm về chợ sớm hơn. Nhưng việc tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm vẫn diễn ra bình thường.

“Hôm nay các gian hàng bán thịt lợn, thịt gà, rau, cá đắt khách hơn. Nhưng giá cả các mặt hàng vẫn bình ổn. Tuy nhiên việc tiêu thụ hàng của bà con cũng chỉ nhanh hơn. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cũng không đáng kể”, bà Yến nói.

Giá cả tăng nhẹ

Giá cả tăng nhẹ 

Theo bà Yến, hiện chợ Phùng Khoang có khoảng 200 hộ kinh doanh nông sản, thực phẩm. Trong đó có 50 gian bán thịt lợn, 40 gian bán thịt gà cho người tiêu dùng. Các gian hàng cung cấp thực phẩm số lượng lớn cho nhà hàng; quán ăn lớn ở trong và ngoài nội thành đa phần đã nghỉ vì ế ẩm, thua lỗ.

Nói thêm về nguồn cung thực phẩm, nông sản, ông Vũ Xuân Thăng – Trưởng Ban quản lý chợ Phùng Khoang (Nam Từ Liêm) khẳng định: Dù lượng tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ giảm nhiều so với trước. Nhưng lượng thực phẩm đưa về chợ vẫn rất phong phú, dồi dào. Nên khách hàng hãy yên tâm lựa chọn các sản phẩm ngon; chất lượng để tiêu dùng đảm bảo sức khỏe.

Cập nhật giá thực phẩm tại chợ Hà Đông từ 7h đến 9h sáng 19/7. Chúng tôi quan sát thấy lượng khách mua thực phẩm, nông sản vẫn ở mức vừa phải. Giá các mặt hàng tại chợ cũng chỉ tăng nhẹ so với ngày thường.

Cụ thể, giá thịt lợn ba chỉ loại 1 đạt 160.000 đồng/kg, thịt vai giá 140.000 đồng/kg, sườn 150.000 đồng/kg; giá gà ta Sơn Tây (hàng trống) 135.000 đồng/kg, hàng mái bán 130.000 đồng/kg…

Thực phẩm được bổ sung liên tục

“Thời điểm sáng sớm đông khách hơn nhưng đến 8h-9h sáng người mua thịt giảm dần. So với mọi người, lượng hàng của chúng tôi tăng không đáng kể”, bà Thủy, chủ gian hàng thịt ở chợ Hà Đông chia sẻ.

 Tại các cửa hàng bán thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch tại chợ đầu mối cũng thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, lượng hàng nông sản, thực phẩm luôn được các nhân viên bán hàng tại đây bổ sung liên tục. Đảm bảo người tiêu dùng được thoải mái lựa chọn.

Thực phẩm được bổ sung liên tục 

Giá thịt lợn MEAT Deli bán tại cửa hàng Vinmart trên đường Quang Trung (Hà Đông) được niêm yết trên từng khay sản phẩm như thịt ba rọi 199.900 đồng/kg; thịt vai chuẩn ngon 159.900 đồng/kg, chân giò heo rút xương 169.900 đồng/kg…

Chợ đầu mối gia cầm vắng khách, gà, vịt giảm từng ngày

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Thanh Bình – Trưởng ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội) khẳng định: Từ chiều 18/7 đến sáng 19/7, việc tiêu thụ các sản phẩm gia cầm tại chợ vẫn khá ảm đạm. Lượng tiểu thương đưa hàng về chợ khá ít, khách tìm đến chợ giao dịch cũng vắng hơn càng khiến nhiều chủ gian hàng kinh doanh khó khăn, ế ẩm hơn.

 “So với mấy ngày cuối tuần vừa qua, giá gà, vịt hôm nay đã giảm khá nhiều. Hiện, giá vịt hôm nay hàng đầu cũng chỉ còn dưới 40.000 đồng/kg; giá gà ta Sơn Tây dao động trên dưới 100.000 đồng/kg, tùy loại. Giá gà công nghiệp giảm còn trên dưới 30.000 đồng/kg…

Theo ông Bình, thời điểm này, lượng hàng gia cầm tiêu thụ hàng ngày tại chợ Hà Vỹ chỉ còn trên dưới 20 tấn (giảm trên dưới 50% so với cùng kỳ năm 2020).

Sản phẩm hoa quả tiêu thụ chậm

Hình ảnh dễ dàng nhận thấy tại chợ đầu mối Long Biên, cam, bưởi được chất đầy các sạp, nối nhau, kéo dài hàng chục mét. Nhưng vắng bóng người mua. Không còn cảnh tượng mỗi khi có hàng đổ về chợ cảnh “tranh giành” nhau từng quả như các năm trước.

Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Thị Huệ – tiểu thương tại chợ Long Biên cho biết, cam năm nay rớt giá nhiều hơn so với năm ngoái, mà tiêu thụ cũng rất chậm. Chị không dám nhập các loại cam khác. Chỉ nhập cam sành Sài Gòn vì giữ được được lâu hơn so với các loại cam khác. Bởi vậy, giá bán nhỉnh hơn là 20.000đ/kg.

Theo chị Huệ, cam được chuyển về chợ đầu mối Long Biên. Đều là cam đặc sản, được trồng ở các vùng nổi tiếng như cam Vinh (Nghệ An)…Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên cho biết, thị trường tiêu thụ của mặt hàng hoa quả năm nay so với năm ngoái giảm 60 -70%, mặc dù giá rẻ. Các tiểu thương này cho rằng, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Khiến khâu tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng lớn. Các sản phẩm trái cây chủ lực, nhất là cam, bưởi, thanh long, dưa hấu,… cũng bị tồn đọng hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *