Tìm hiểu về phong cách thiết kế nội thất Industrial cho các công trình
Thiết kế nội thất Industrial là phong cách thiết kế kiểu mới được lấy cảm hứng bởi các nhà máy cũ xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Và qua bàn tay “kỳ diệu” của các kiến trúc sư đã biến thành không gian sống tuyệt đẹp. Từ đó đã tạo ra phong cách thiết kế nội thất hoàn toàn mớ. Đã tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế ngày nay.
Nhắc đến thiết kế nội thất Industrial, người ta nghĩ ngay đến sự thô mộc, đơn giản, đặc sắc riêng của nó. Hiện nay bạn có thể dễ dạng bắt gặp phong cách Industrial tại khu thương mại, quán cafe, nhà hàng nào đó bởi sự độc đáo theo nét riêng. Và tất nhiên nếu thích, bạn cũng có thể tận dụng điều này trong không gian sống của cả gia đình. Sự sáng tạo trong lựa chọn vật liệu và để lộ phần thô của ngôi nhà như những bức tường không xây trát là điểm nổi bật của phong cách Industrial.
Mục lục
Phong cách thiết kế nội thất Industrial có gì nổi bật?
Hiện nay, phong cách Industrial đang rất phổ biến và nhận được sự yêu thích của nhiều người. Các thiết kế trong phong cách công nghiệp không chỉ thể hiện được sự tự nhiên một cách táo bạo. Mà chúng còn giúp cho không gian trở nên trang nhã, tinh tế hơn.
Phong cách thiết kế nội thất Industrial hay phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là phong cách thẩm mỹ không đòi hỏi những chi tiết trang trí cầu kì. Thậm chí đi ngược lại hai chữ “bóng bẩy” phổ biến trong phong cách thiết kế hiện đại.
Đặc trưng của phong cách thiết kế Industrial là những bức tường không xây trát. Những đường ống không che đậy. Tất cả tạo nên một không gian vô cùng mộc mạc mà vẫn rất gần gũi. Chất liệu sử dụng hoàn toàn tự nhiên như gỗ và sắt. Đồ đạc có chút thô sơ nhưng vẫn đảm bảo chức năng.
Qua đó, có thể nói Industrial chính là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc. Thì phong cách này lại khuyến khích điều đó. Gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa. Và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.
Phong cách thiết kế Industrial ứng dụng thế nào?
Ứng dụng trong thiết kế nhà ở
Đặc điểm chính để nhận diện phong cách Industrial chính là những bức tường thô. Những bức tường ốp gỗ tự nhiên, hay những bức tường bê tông mài,… Khi nhìn vào các bức tường này mọi người sẽ cảm nhận được sự thân thuộc, gần gũi pha chút cổ điển và mang giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất của phong cách này được yêu cầu càng tối giản càng tốt. Yếu tố cây xanh cũng có thể trang trí một ít nhằm tối ưu cho không gian sống một cách tốt nhất.
Màu sắc của phong cách công nghiệp là những màu tối sẫm và các đồ đạc cũng như các mảng miếng rất mạnh mẽ. Vậy nên bạn chỉ cần làm nổi bật lên một số vật trang trí của căn hộ là được. Do gam màu chủ đạo của phong cách này khá trầm và sậm. Nên hệ thống ánh sáng của ngôi nhà cần được chú trọng đến. Nếu thiếu ánh sáng, căn phòng sẽ trở nên rất tối.
Mô hình quán cafe Industrial đang rất thịnh hành
Hiện nay, mô hình quán cafe Industrial đang rất thịnh hành và được giới trẻ quan tâm, tìm đến. Thiết kế quán cafe phong cách Industrial không cần sự trau chuốt, tỉ mẩn trong các đường nét. Mà vật dụng càng thô, càng mộc, các góc cạnh sơ nguyên trên bề mặt trơn, phẳng sẽ càng thể hiện rõ ràng được chủ đề.
Màu sắc vật dụng, bàn ghế, rèm màn, tường, sàn,… thường mang màu là ghi xám, đen, trắng hay màu đồng. Gam màu nâu cũ của những chiếc sofa cũ cũng rất dễ dàng tạo nên tổng thể hòa hợp.
Ưu điểm của những thiết kế nội thất cafe phong cách công nghiệp là tiết kiệm được các chi phí về thiết kế và nội thất. Bởi cách sử dụng nội thất đồ trang trí không quá cầu kì. Nhưng vẫn mang lại cá tính và phong cách riêng. Không gian quán cafe khéo léo kết hợp tận dụng, bố trí của người thiết kế.
Xu hướng thiết kế văn phòng theo phong cách Industrial thịnh hành
Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng theo phong cách Industrial cũng nhận được sự yêu thích trong thời gian gần đây. Nhờ đó, thiết kế không gian văn phòng mang đến nét phóng khoáng đặc trưng. Đem đến cho con người hứng thú làm việc. Đặc biệt, phần trần thô, để lộ hệ thống kỹ thuật cũng giúp “nối dài” chiều cao của công trình.
Thiết kế nội thất văn phòng với phong cách công nghiệp thể hiện sự cá tính mạnh mẽ. Nhưng cũng tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng bởi hệ thống tường, sàn bằng bê tông mài. Các đường dây điện được lắp đặt chạy trong ống tạo cảm giác gọn gàng, sạch sẽ cho văn phòng làm việc.
Khu vực làm việc là chiếc bàn rộng rãi bằng gỗ tự nhiên với chân sắt sơn tĩnh điện màu đen. Chiếc bàn này giúp mang lại cho con người cảm giác chắc chắn, thoải mái khi làm việc.