Trái cây tại miền Tây chín đầy vườn không ai mua
Do tình hình dịch bệnh Covid 19 trên cả nước đang diễn biến phức tạp, trái cây tại miền Tây chín đầy vườn không được thương lái thu mua, cá cua bắt lên không ai hỏi mua. Năm nay, nông sản tại đây được mùa nhưng do giao thông đi lại khó khăn, giá thành cao nên những người làm đặc sản miền Tây đang rất vất vả với COVID-19. Đặc biệt, việc cung ứng giống, thức ăn, vật tư sản xuất, trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Do đó việc các cơ quan chức năng kịp thời tham mưu và triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất của người dân, nhất là không để việc vận chuyển hàng hoá bị gián đoạn.
Mục lục
Giá trái cây giảm mạnh
Ông Thạch San (xã Lai Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Hơn 2ha nhãn của gia đình ông đang chín vàng trên cây. Nhưng không thương lái nào đến mua. Tiếc của, ông tự hái đi bán. Tuy nhiên, cả thị xã bị giãn cách. Các tỉnh lân cận đóng chốt kiểm dịch, muốn đi phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Vậy là ông phải “quay đầu”.
“Chanh không hạt cả vùng không bán được, rụng xanh dưới mương luôn rồi”, ông Hơn chua chát nói. Bà Cao Thị Lên, thương lái chuyên mua trái cây ở H.Chợ Lách (Bến Tre), cho biết hiện tại. Do diễn biến phức phạp của dịch Covid-19 nên giá trái cây giảm mạnh. Hầu hết thương lái có mua thì cũng mua cầm chừng theo đơn đặt hàng chứ không mua nhiều được vì sợ dội chợ.
Theo bà Lên, nguồn trái cây thời điểm này chủ yếu là chôm chôm, nhãn và mít Thái. Trong buổi sáng 18.7, thương lái mua nhãn xuồng cơm vàng tại vườn chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg. Cùng thời điểm năm trước là 30.000 – 40.000 đồng/kg; mít Thái chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg (cùng thời điểm năm trước là 30.000 – 35.000 đồng/kg); chôm chôm Java 6.000 đồng/kg (thời điểm năm trước 20.000 – 25.000 đồng/kg); chôm chôm Thái 12.000 -13.000 đồng/kg (cùng thời điểm năm trước 40.000 – 45.000 đồng/kg) tùy loại.
“Mặc dù giá thấp như vậy nhưng chúng tôi cũng chỉ mua số lượng ít theo đơn đặt hàng của tiểu thương. Chứ không dám mua nhiều như mọi năm vì sợ dội chợ, không tiêu thụ được”, bà Liên nói.
Nông sản khó tiêu thụ
Tại tỉnh Đồng Tháp, một số loại trái cây cũng đang tới mùa thu hoạch nhưng theo dự báo của Sở NN-PTNT là sẽ khó tiêu thụ. Chỉ riêng H.Châu Thành đã có 793 ha nhãn, sản lượng dự kiến hơn 13.400 tấn và thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12. Trong đó, tháng 7 và 8 có hơn 4.700 tấn nhãn đến lúc thu hoạch. Nhưng hiện chưa kết nối được đầu ra với số lượng lớn. Điều đáng lo ngại hơn là vùng trồng nhãn lớn thuộc xã An Nhơn, H.Châu Thành đang bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19 nên việc thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ông Cương, đối với các mặt hàng cua y và yếm vuông, giá hiện nay giảm khoảng 25.000 đồng/kg. Đặc biệt, cua gạch giảm mạnh tới 140.000 đồng/kg. Hiện chỉ còn trên dưới 400.000 đồng/kg.
Ðặc biệt, trong đó có hơn 8.571,8ha với khoảng 13.966 hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Đối với tôm thẻ chân trắng, các nhà máy chế biến thủy sản tại Bạc Liêu, Cà Mau khẳng định chưa giám giá do tình hình xuất khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều thương lái “té nước theo mưa”. Họ cũng đã ép giá xuống thấp khiến người nuôi lo lắng.
Giá nguyên liệu tăng
Ông Phỉnh chia sẻ: “Từ khi có COVID-19, giá thuỷ sản khai thác giảm. Giá nguyên liệu đầu vào lại tăng, 2 chuyến biển gần đây phải bù vào mấy trăm triệu đồng”. Theo ông Phỉnh, trước đây cá ngừ, cá thu đánh bắt được từ lưới xù có giá từ 160.000 – 180.000 đồng/kg. Hiện nay giảm còn 60.000 – 70.000 đồng. Thậm chí không có thương lái ra biển mua. Ðánh bắt không đủ tiền dầu, những chuyến biển gần đây phải dùng tàu nhỏ để bù chi phí cho tàu lớn.
Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với Sở Công thương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình giá tôm trên thị trường, để có những thông tin kịp thời, chính xác, qua đó đưa ra khuyến cáo cần thiết phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.