Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản, Grab tiên phong thử nghiệm

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh doanh truyền thống của Việt Nam. Theo đó, nó đã gây ra nhiều đứt đoạn trong quy trình sản xuất cũng như vận chuyển, phân phối các sản phẩm nông sản ra thị trường. Trước những khó khăn ấy, chính phủ đã đề ra phương án ứng dụng công nghệ số để giải quyết những vướng mắc ấy.

Không chỉ là một giải pháp tình thế, công nghệ còn được coi là chìa khoá giúp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong tương lai. Nhìn thấy cơ hội đó, mới đây, Grab và các cơ quan của Việt Nam đã ký kết nhiều thoả thuận nhằm mở rộng và phát triển dự án này.

Grab và những dự án tiềm năng

Ngày 7/6, Grab công bố dự án GrabConnect. Đây là một dự án nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi số. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài việc đưa nông sản đến tay người dùng, dự án GrabConnect còn đưa nông sản tiếp cận nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thực phẩm, chủ shop online, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống… và các đối tác doanh nghiệp. Ngoài ra, Grab còn có kế hoạch làm việc với các bộ ban ngành địa phương để hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Grab hợp tác với các các cơ quan của Việt Nam trong chuyển đổi số nông nghiệp

Grab hợp tác với các các cơ quan của Việt Nam trong chuyển đổi số nông nghiệp

Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED – Bộ KH&ĐT), Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Agrotrade – Bộ NN&PTNT), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC-VCA – Liên minh HTX Việt Nam) và Grab Việt Nam vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện chương trình hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số, kết nối tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo đó, AED, Agrotrade, ITPC-VCA và Grab sẽ kết nối, hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các nền tảng số, trong đó có nền tảng Grab đối với các nhà sản xuất nông nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; địa phương nằm trong vùng giãn cách, phong tỏa xã hội. Cùng với đó, các bên cũng sẽ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Nó giúp tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản nội địa thông qua giới thiệu, kết nối các địa phương, các nhà sản xuất nông nghiệp; và đơn vị tiếp nhận và đơn vị vận chuyển.

Trong chiến lược dài hạn, chương trình hợp tác giữa AED, Agrotrade, ITPC-VCA và Grab Việt Nam sẽ đóng vai trò như một mô hình thử nghiệm nhằm xem xét tính hiệu quả về hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà sản xuất nông nghiệp từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Theo biên bản ghi nhớ, Chương trình hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số, kết nối tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam kéo dài 3 năm.

Những bước khởi đầu trong chuyển đổi số nông nghiệp

Những bước khởi đầu trong chuyển đổi số nông nghiệp

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT khẳng định; chương trình hợp tác này sẽ góp phần giải bài toán lâu dài cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nó giúp nâng cao năng lực chế biến và tiêu thụ. Từ đó sẽ không còn tình trạng “giải cứu” trong tương lai.

Còn theo ông Vũ Quang Phong, GĐ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư; cả nước hiện có hơn 25.000 hợp tác xã, trong đó có trên 17.000 HTX nông nghiệp. Dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

“Với sứ mệnh hỗ trợ, tư vấn cho các HTX thành viên trên cả nước; chúng tôi nhận thấy chuyển đổi số là xu thế tất yếu và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Muốn tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế HTX không thể đứng ngoài cuộc. Sự kiện ký kết hôm nay là bước đầu tiên của việc tham gia công cuộc chuyển đổi số. Nó cũng là sự hợp tác giữa khối quản lý nhà nước và Liên minh HTX Việt Nam”

Trước đó, Grab đã công bố dự án GrabConnect. Nó nhằm kết nối nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng. Nó giúp đưa nông sản đến tay người tiêu dùng khắp cả nước thông qua ứng dụng công nghệ. GrabConnect cũng đã khởi động chương trình đầu tiên của mình. Nó hướng đến mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ lên đến 300 tấn vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang. Tất cả đều thông qua hệ sinh thái siêu ứng dụng của Grab.

Tags: , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *