Việt Nam hướng tới phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao đang là mục tiêu hàng đầu và dần trở thành xu hướng tất yếu trong công cuộc đổi mới sản xuất của Việt Nam.

Dù cho đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng và gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế nước ta, thế nhưng nông nghiệp vẫn đang là ngành phát triển tốt kể từ đầu năm tới nay. Nó được xem như ngành chủ chốt làm trụ đỡ giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch. Chính vì thế, ứng dụng công nghệ cao sẽ là chìa khoá giúp nền nông nghiệp của Việt Nam phát triển vượt bậc. Từ đó giúp nâng cao sản lượng và giá trị nông sản.

Những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp công nghệ cao

Một nền nông nghiệp công nghệ cao là khi nó được ứng dụng và kết hợp nhiều công nghệ mới và tiên tiến vào quy trình sản xuất. Và nhờ có những công nghệ đó mà sản lượng và chất lượng nông sản đạt được hiệu quả cao. Thậm chí là có những bước đột phá mới.

Những công nghệ cao được ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…); tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… Những công nghệ này cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.

Những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam hướng tới ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Trong giai đoạn 2021-2030 Việt Nam sẽ phát triển, chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến. Từ đó giúp nâng giá trị các sản phẩm chủ lực như lúa gạo, café, tôm…

Chiều 25/6, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã ký chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021 – 2030.

Theo chương trình này, hai bên sẽ triển khai nhiều sự phối hợp đồng nhất. Đó là đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ. Đó là đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm. Trong đó tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn, hữu cơ, công nghệ sinh học…

Các công nghệ hướng tới tối ưu hóa quá trình sản xuất quản trị; chuỗi giá trị ngành hàng nông sản; thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn… Mục đích đưa nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng sống người dân. Các công nghệ tập trung vào chế biến sâu, công nghệ bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Hai bên phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp; Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ các công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

Việt Nam hướng tới ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực sẽ được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

Một số sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2030. Các danh mục 5 sản phẩm quốc gia hiện nay (lúa gạo, nấm, cafe, cá da trơn và tôm nước lợ) đã phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ được rà soát, đánh giá lại để tiếp tục trong giai đoạn 2021-2030.

Bộ KH&CN ủng hộ đề xuất Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn cải tạo, nâng cấp các phòng thí nghiệm của các viện, trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xây dựng Vườn thực vật quốc gia; nâng cấp hệ thống ngân hàng gene quốc gia, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Ở giai đoạn 2016-2020, hai bên cũng đã ký chương trình phối hợp. Đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ được thực hiện. Đó là hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua hợp tác, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp thông minh. Đó là xây dựng các hệ thống nhà màng, nhà kính, nhà lưới kết hợp công nghệ số để điều khiển tự động hoặc bán tự động. Ứng dụng Big Data, IoT, AI trong quản lý và chăm sóc cây trồng, tưới tiết kiệm nước.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị tạo ra từ ứng dụng KHCN đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng nông nghiệp. Năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,75% so với năm 2019, GDP toàn ngành tăng 2,68%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *