Được mùa mất giá – tâm lý chung của người trồng nhãn Sông Mã
Nhờ thay đổi phương thức trồng trọt, sản lượng nhãn Sông Mã năm nay tăng cao. Nhưng trái ngược với tâm lý vui mừng, người trồng nhãn ở Sông Mã lại thấp thỏm vì sắp vào chính vụ vẫn chưa thấy thương lái đặt cọc như mọi năm.
Chị Thanh – người đang có 3 ha nhãn ở huyện Sông Mã – Sơn La cho biết, chị rất vui vì chưa năm nào nhãn lại bội thu và sai quả như năm nay. Nhưng bên cạnh đó cũng đang lo lắng vì nhãn sắp vào vụ chín rộ mà chưa thấy thương lái nào vào đặt cọc. Trong khi đó, các năm trước nhãn chín sớm chị bán tại vườn 40.000 đồng một kg. Nay loại ngon cũng chỉ được 28.000 đồng thôi, còn loại trái nhỏ thì chỉ 10.000-15.000 đồng một kg.
Mục lục
Người nông dân lo lắng nhãn ‘được mùa mất giá’
“Mùa này nếu tôi thu hoạch hết cũng được khoảng 60 tấn, năng suất tăng 30% so với năm ngoái. Nhưng với giá cả như hiện nay, đặc biệt khâu lưu thông khó do dịch bệnh thì nguy cơ lỗ rất cao”, chị Thảo bộc bạch.
Anh Mạnh, người trồng 2 ha nhãn tại Sông Mã cũng cho rằng chưa kịp vui vì năm nay nhãn được mùa, sản lượng thu hoạch có thể lên tới 40 tấn thì lại lo hàng mất giá vì dịch bệnh.
Theo anh Mạnh, nhãn chín sớm đang bị rớt giá khoảng 30-40%, có loại giảm tới 50% .”Với mức giá của nhãn chín sớm như hiện nay, nguy cơ nhãn chính vụ sẽ thấp hơn so với năm ngoái do dịch bệnh bùng phát mạnh, khâu lưu thông khó khăn”, anh Mạnh lo lắng.
Tương tự, ông Chánh, một trong những hộ dân gắn bó với cây nhãn khá lâu đời ở huyện Sông Mã cho biết. Mặc dù đã chuyển sang canh tác nhãn theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị và chất lượng quả nhãn. Nhưng dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến ông không khỏi lo lắng.
“Năm nay giá nhãn đang xuống khá thấp. Giá thu mua tại vườn cho hàng loại 1 cao nhất cũng chỉ 28.000 đồng. Giảm một nửa so với năm trước đó”; ông Chánh nói và lo ngại khi vào chính vụ giá sản phẩm này khả năng sẽ còn giảm và khó đầu ra.
Nhiều phương án tiêu thụ nhãn được đặt ra
Theo Chủ tịch huyện Sông Mã Lò Văn Sinh, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Huyện này đã xây dựng hai phương án tiêu thụ sản phẩm nhãn. Phương án thứ nhất, xuất khẩu 30% quả nhãn tươi, 70% làm long nhãn. Còn phương án thứ hai thực hiện ngược lại với phương án 1.
Mặc dù đề xuất làm long nhãn để giảm khó khăn. Nhưng hiện nay các nhà máy chế biến quả trên địa bàn tỉnh chưa đi vào hoạt động. Trong khi trên địa bàn Huyện chưa có nhiều cơ sở sơ chế, đóng gói và bảo quản kho lạnh. Do đó, nếu nhãn chín rộ khó tránh khỏi tình trạng giá thấp, không ổn định.
“Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La. Nhằm thực hiện hỗ trợ 2 hợp tác xã xây dựng kho lạnh để bảo quản quả nhãn tươi khi vào vụ thu hoạch với giá trị 2 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng, thành lập hai làng nghề chuyên chế biến long nhãn phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước”. Ông Sinh nói và cho rằng, dẫu vậy cung rất mong các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ người dân. Để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để tránh tình trạng “được mùa mất giá”.
Nhãn Sông Mã có chất lượng cao, đạt chứng nhận VietGAP
Nhãn Sông Mã có đặc trưng quả to, vỏ mỏng, cùi dày và hương vị thơm ngọt. Cùng với xuất bán trực tiếp quả nhãn tươi, nhãn còn được chế biến thành long nhãn, được người tiêu dùng ưa chuộng, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân, vừa nâng cao giá trị sản phẩm nhãn Sông Mã.
Theo báo cáo của UBND Huyện Sông Mã, toàn Huyện có 7.286 ha nhãn. Chiếm 72,44% diện tích cây ăn quả của huyện. Sản lượng nhãn năm nay ước đạt 70.000 tấn. Chủ yếu các xã dọc Sông Mã như Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong; Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Mường Lầm. Đa phần nhãn tại huyện này đạt chứng nhận VietGAP. Có những vùng được cấp mã xuất khẩu đi Australia, Mỹ, Trung Quốc nên chất lượng khá ổn định.
Việc xuất khẩu thành công nhãn Sông Mã sang thị trường EU và Vương quốc Anh. Góp phần thúc đẩy hơn nữa việc phát triển diện tích cây ăn quả trên đất dốc. Đặc biệt là đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Và để đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu trong thời gian tới.