Người dân Ấn Độ tiếp tục bán vàng để trang trải trả sinh hoạt phí khi mất việc làm

Tài Chính Vàng – Ngoại tệ

Hơn 200 triệu người Ấn Độ đang trong tình trạng có mức thu nhập được ít hơn mức lương tối thiểu 5 đô la một ngày. Năm ngoái, ông Paul Fernandez (50 tuổi) là một bồi bàn ở Ấn Độ đã muốn bán vàng của mình cho con cái để đóng học phí, ông là một người đàn ông trung niên thất nghiệp kể từ sau đại dịch COVID-19 này. Năm nay, ông Paul tiếp tục bán vàng sau khi công việc kinh doanh của gia đình thất bại và đang tìm một công việc khác. Tờ Times of India viết rằng lần này, ông Paul đã bán vàng để trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình trong đợt dịch này.

Người dân Ấn Độ đang tìm cách bán trang sức để kiếm tiền

“Để mà nói thì món nợ mua vàng cũng là khoản mà tôi đang gánh. Việc bán đi trang sức đồng nghĩa với việc tôi không phải lo đến khoản lãi đi kèm nữa,” người đàn ông chia sẻ. Đại dịch COVID-19 đang đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo khó hoặc phá sản. Nhiều người Ấn Độ đang tìm cách bán trang sức bằng vàng để kiếm sống. Tại vùng nông thôn Ấn Độ, nơi tiêu thụ vàng lớn nhất; đang phải chịu tác động lớn của COVID-19 lên kinh tế và thu nhập. Với việc ít ngân hàng có mặt tại đây, người dân vùng nông thôn đã phải dựa vào vàng trong những lúc cần thiết khi đây là thứ có thể dễ dàng thanh lý.

Không giống năm 2020, khi nhiều người chọn vay tiền để sở hữu kim loại giá trị này. Đợt sóng COVID-19 thứ hai đang khiến nỗi lo về tài chính dâng cao. Nó có thể gây ra hiện tượng bán tháo vàng, theo chuyên gia Chirag Sheth nhận định. Tổng nguồn cung vàng, bao gồm vàng cũ, có thể vượt 215 tấn. Tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua nếu một làn sóng COVID-19 mới xuất hiện, ông nói. Đối với một quốc gia nhập khẩu gần như toàn bộ vàng như Ấn Độ thì nguồn cung vàng trong nước tăng cao sẽ khiến quốc gia tỷ dân này hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.

Người dân Ấn Độ đang tìm cách bán trang sức để kiếm tiền

Xu hướng tích trữ vàng của người Ấn Độ giảm sút

Nhiều người Ấn Độ đang tìm cách thoát khỏi tình cảnh nghèo đói; mất việc làm khi lệnh phong tỏa làm tê liệt nền kinh tế. Hơn 200 triệu người dân Ấn Độ đang quay trở lại với mức thu nhập thấp. Thấp hơn mức lương tối thiểu 5 USD/ngày. Trong 3 tháng đầu năm, Manappuram Finance; một trong những nhà cung cấp các khoản cho vay vàng lớn nhất Ấn Độ đã bán đấu giá số vàng trị giá 4,04 tỷ rupee. Từ các khoản cho vay trong bối cảnh giá vàng giảm mạnh. 9 tháng trước đó, 80 triệu rupee (1,07 triệu USD) vàng cũng được đưa ra đấu giá.

Đối tượng đi vay vàng của Manappuram thường là những người làm công ăn lương; người làm ăn nhỏ và nông dân. Họ không thể trang trải khoản nợ khi đại dịch diễn ra. Theo ông James Jose, Giám đốc điều hành của công ty tinh chế CGR Metalloys Pvt ở miền nam Ấn Độ; lượng vàng cũ nhiều hơn khoảng 25% so với bình thường.

“Sau khi phong tỏa, các cửa hàng vàng vẫn mở và rất đông khách. Nguyên nhân vì một là mua sắm trang sức cưới; hai là bán vàng để lấy tiền mặt”, ông Jose cho biết. Nhiều năm qua, xu hướng tích trữ vàng của người Ấn Độ đã giảm sút. Năm 2020 chứng kiến doanh số bán vàng sụt xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ. Tuy nhiên, chuyên gia Sheth cho rằng: “Xu hướng thu mua vàng có thể phục hồi tới 40% trong năm nay khi giá vàng giảm và nhu cầu tổ chức đám cưới tăng”. Ông Sheth cũng không khỏi lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ ba.

Xu hướng tích trữ vàng của người Ấn Độ giảm sút

Vàng là hi vọng tồn tại

Thị trường vàng Ấn Độ đang ở tình thế cung nhiều hơn cầu. Do không ít gia đình phải bán vàng để có tiền lo toan cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế và thu nhập. Theo các quan chức trong ngành và giới kinh doanh vàng, tình hình phong tỏa toàn quốc và nỗi lo dịch bệnh là những nguyên nhân chính khiến người Ấn giảm mua sắm trang sức và việc tổ chức đám cưới cũng ít đi. Cùng với đó, tác động tiêu cực của dịch bệnh với việc làm, thu nhập và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ cũng buộc nhiều người Ấn phải bán hoặc cầm cố vàng để vượt qua khủng hoảng.

Của hồi môn bằng vàng thường là những thứ phải bí bách lắm người Ấn Độ mới đem bán. Do đó doanh số bán cũng như việc cầm cố loại tài sản này tăng là biểu hiện cho thấy nhiều gia đình tại đây đang ở tình thế rất quẫn bách. Ông B. Govindan, chủ một chuỗi cửa hàng đồ trang sức có tiếng ở Ấn Độ, cho biết doanh nghiệp của ông vẫn chỉ đang hoạt động bằng một nửa so với giai đoạn trước dịch bệnh và khoảng 1/5 khách hàng tới chuỗi của ông để bán chứ không phải mua nữ trang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *