Xuất khẩu sang thị trường Châu Phi: Vừa tiềm năng vừa khó khăn
Những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh ngành xuất khẩu và tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng. Tại một số nước, các mặt hàng tại Việt Nam đang được chào đón và hưởng ứng tích cực của người dân nước họ. Trong số những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất dành cho Việt Nam đó có Châu Phi. Bởi vì đặc điểm về khí hậu và vùng đất của các quốc gia Châu Phi nên họ chỉ đáp ứng được đâu đó 60% và không thể đáp ứng đầy đủ toàn bộ lượng lương thực, chủ yếu là gạo cho tất cả mọi người dân trên lãnh thổ. Chính vì những nguyên nhân này mà Châu Phi trở thành một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam – một nước nông nghiệp có sản lượng gạo xuất khẩu lớn của thế giới.
Được biết là không chỉ gạo mà còn có cà phê và hồ tiêu tại thị trường Việt Nam cũng có tiềm năng xuất khẩu sang Châu Phi. Hằng năm số lượng cà phê và hồ tiêu mà Châu Phi nhập khẩu là rất lớn, từ những điều trên, có thể nói về mặt cung cầu Việt Nam và thị trường Châu Phi vô cùng phù hợp. Thế nhưng những rào cản đến từ tôn giáo có thể sẽ gây nhiều vấn đề hơn, mời bạn cùng chúng tôi phân tích thêm về vấn đề xuất khẩu sang Châu Phi trong bài viết này nhé.
Mục lục
Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
Châu Phi được đánh giá là thị trường mới tiềm năng, đa dạng cho các sản phẩm lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên những rào cản từ các thị trường Hồi giáo đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thích ứng… Tại hội thảo trực tuyến “Châu Phi – Điểm đến hứa hẹn cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam”, bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang 54 nước châu Phi là gạo. Gạo chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.
Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Vì vậy, gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Phi. Đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique. Ngoài ra, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi bỏ ra khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
Nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi cao
Các nước châu Phi, nhất là Nam Phi, Nigeria, Kenya có nhu cầu lớn về hàng dệt may, giày dép, thiết bị vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện, máy bơm nước. Ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, cho biết Ai Cập đang giảm sản xuất cây trồng tiêu tốn nguồn nước. Nên họ phải nhập khẩu nhiều nông sản. Như gạo, rau, những loại hạt chưa chế biến như hạt tiêu, hạt điều…
Theo ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria , nước này có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, nông sản, thủy hải sản (cá tra, cá basa phi lê, cá ngừ nguyên liệu). Giá thủy hải sản ở thị trường này đắt nên giá của Việt Nam khá cạnh tranh. Ngoài ra, những mặt hàng vật liệu xây dựng, vải, sợi, giày dép cũng có triển vọng tại thị trường này. Dù có nhu cầu lớn, nhưng theo bà Phương; khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường; các quy định pháp lý để tránh rủi ro.
Những vấn đề tại Châu Phi
Tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến. Như thông qua hình thức đấu thầu. Đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao. Đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục. Hoặc đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp. Yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam; đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn. Ngoài hiện tượng lừa đảo, tại châu Phi; hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Á khác. Như của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu ở một số nước cũng tương đối cao. Đơn cử tại Algeria, theo ông Nhuận; thuế nhập khẩu vào nước này bình quân trên 30%. Không chỉ vậy, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung. Nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được. Khó khăn nữa là ngôn ngữ trên bao bì cần được ghi bằng 2 thứ tiếng; là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Bởi nhiều nước châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu thị hiếu; văn hoá người tiêu dùng châu Phi. Ngoài ra nên quan tâm đến giấy chứng nhận Halal. Là giấy chứng nhận xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Luật Hồi giáo. Và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Vì các nước châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi.