5 vấn đề lớn cần xử lý nhất hiện nay để đối phó với tình huống chuỗi cung ứng bị đứt gãy

Phân tích thị trường Thị trường

Những ngày qua có một số tỉnh thành đã bước vào quy trình giãn cách xã hội để chính quyền địa phương có thể dễ dàng kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đây là một bước trọng yếu để có thể kiềm giữ được tốc độ lây lan của chủng virus mới chậm lại và ngăn cản nó phát tán trong cộng đồng. Thế nhưng biện pháp này cũng gây ra những điều bất tiện vô cùng, đặc biệt là về chuỗi cung ứng hàng hóa liên tỉnh, làm đứt gãy quy trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Từ đó khiến hàng hóa khan hiếm, giá thành tăng cao, một số nơi hàng hóa dồn ứ quá tải, gây nên nhiều vấn đề bất cập trong thị trường. Cụ thể có 5 vấn đề cần phải có biện pháp xử lý nhanh nhất.

Được biết những biện pháp giải quyết 5 vấn đề cụ thể trong tình hình chuỗi cung ứng bị đứt gãy gây ra nhiều bất tiện hiện nay đã được đề xuất lên Thủ tướng chính phủ để giải quyết cấp tốc. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách cải thiện 5 vấn đề “cộm cáng” trong thời gian gần đây nhé.

Những vấn đề cần được giải quyết

Chốt kiểm dịch

Chiều 21/7/2021, Tổ Công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản (Tổ công tác 970) có báo cáo nhanh “Tình hình sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ”.

Theo Báo cáo, nông sản cung ứng cho tiêu dùng không thiếu; không những đảm bảo cung ứng trong tỉnh mà còn cung cấp ra bên ngoài. Nếu không có biến động lớn thì khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân trong vùng vẫn ổn định lâu dài. Báo cáo nêu lên 5 vấn đề cần được xử lý ngay.

Chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn

Một là, chuỗi cung ứng nông sản, nguồn cây con giống; vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị tắc nghẽn do các trạm kiểm soát Covid-19 kiểm soát chặt. Đặc biệt, việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn do lực lượng lái xe; bốc dỡ hàng hóa thiếu vì lo ngại dịch bệnh và khó khăn trong việc đi lại. Cần giấy xét nghiệm làm tăng chi phí; giá thành sản phẩm.

Chợ truyền thống đóng cửa, dân tích trữ hàng dẫn đến cháy hàng cục bộ

Chợ bình điền

Hai là, chợ truyền thống, chợ đầu mối vốn là đầu ra của hơn 70% lượng hàng hóa nông sản được cung cấp cho TP.HCM. Hiện các chợ này hầu hết bị đóng cửa, gây ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản từ các tỉnh cho thành phố. Tâm lý người dân lo ngại thiếu hàng hóa nên tích trữ. Đặc biệt là trứng gia cầm. Gây thiếu hàng cục bộ và tăng giá. Hiện một số chợ đã mở lại, người dân giảm tích trữ. Nhưng 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn chưa hoạt động trở lại nên việc cung cấp hàng hóa từ các địa phương về TP.HCM vẫn gặp khó khăn.

Thiếu lao động

Ba là, vấn đề nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp khi giãn cách xã hội. Việc thiếu lao động đã xảy ra. Các địa phương đã và đang tìm cách tháo gỡ. Nhưng một số nơi vẫn còn thiếu cục bộ.

Công nhân dương tính, doanh nghiệp dừng hoạt động

Bốn là, theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện có 13 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu phía Nam đã có công nhân dương tính với Covid-19. Hiện đang phải tạm dừng sản xuất. Bao gồm Đồng Tháp, Cần Thơ , TP.HCM, Long An, Vũng Tàu.

Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y hết hạn

Năm là, ở các tỉnh thuộc phạm vi áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng; hiện có một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đã hết hạn hoặc sắp hết hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh thú y… Nhưng do áp dụng chỉ thị 16 nên cơ quan chức năng chưa thể tổ chức thẩm định thực tế để cấp mới, cấp lại. Hay gia hạn theo quy định.

cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Biện pháp xử lý được kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ

Tổ Công tác 970 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đưa giống cây; giống vật nuôi, vật tư… Vào danh mục hàng thiết yếu. Bởi vì hiện nay một số tỉnh phản ánh việc vận chuyển cây con giống và vật tư đầu vào gặp khó khăn. Gây bất ổn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đề nghị cho một số chợ đầu mối đủ điều kiện hoạt động trở lại. Nhằm để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa giữa các tỉnh và TP.HCM. Kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm gia hạn các giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; vệ sinh thú y thêm 3 tháng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đã hết hạn hoặc sắp hết hạn.

Tổ công tác 970 cũng kiến nghị Thủ tướng bổ sung chợ đầu mối vào diện các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian giãn cách theo chỉ thị 16. Đề nghị TP.HCM phối hợp Bộ Công Thương và Bộ Y tế sớm có cơ chế mở lại các chợ đầu mối. Như chợ Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn. Để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản; thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *