Mức tiêu chuẩn carbon mới từ EU ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam
Trái đất đang trong tình hình phải chịu sự ảnh hưởng trầm trọng của hiệu ứng nhà kính bởi lượng khí CO2 từ các quốc gia trên thế giới thải ra là quá lớn. Đã có một số quốc gia tiên phong trong công cuộc đi đầu giảm lượng khí thải để góp phần khôi phục tầng ozon. Trong số đó có cả Liên minh Châu Âu EU cũng đã đưa ra những biện pháp thiết thực để thực thi mục tiêu này. Mới đây, EU đề nghị lập pháp về CBAM nhằm đề ra một tiêu chuẩn về mức carbon trong các hàng hóa nhập khẩu vào EU. Và những món hàng nào vượt quá mức quy định sẽ phải đóng thuế vào. Chính sách này cũng đã ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam, vốn đã có “quan hệ” xuất khẩu với Thụy Điển.
Chính sách CBAM khiến các ngành chuyên về công nghiệp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu sang Thụy Điển của Việt Nam phải nhanh chóng đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp để có thể thuận lợi xuất khẩu vào EU. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về CBAM qua bài viết bên dưới.
Mục lục
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM
Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất vào Thụy Điển. Thế nên cần có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất. Tất cả là để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU… Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, trước đó, ngày 11/3/2021, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Theo đó sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon.
Ngày 14/7/2021, Ủy ban Châu Âu đã trình bày đề xuất lập pháp về CBAM. Theo đề xuất, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2023 đến hết năm 2025. Điều này sẽ tạo điều kiện và thời gian cho hệ thống cuối cùng được áp dụng vào năm 2026.
Cơ chế hoạt động của CBAM
CBAM sẽ áp dụng đối với việc phát thải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của cơ chế; tức năm 2025, Ủy ban Châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào. Và có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp”. Ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.
Cơ chế được EU đề xuất ngày 14/7 vừa qua. Ban đầu sẽ áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa. Như xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện. Đây là những ngành, lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao. Và có lượng khí khải carbon cao. Chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi CBAM của EU
Theo Hội đồng Thương mại Thụy Điển; một số quốc gia nhất định có thể bị ảnh hưởng bởi cơ chế này. Bởi thông qua số liệu nhập khẩu của EU và của Thụy Điển; việc nhập khẩu các sản phẩm có khả năng chịu sự điều chỉnh của cơ chế đang diễn ra mạnh mẽ và tập trung ở một vài quốc gia.
Việt Nam không nằm trong danh sách top 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng trong một số lĩnh vực bị xem xét của EU. Song theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển; Việt Nam lại nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất vào Thụy Điển.
Bên cạnh Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU; thì Thụy Điển là quốc gia đi đầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Quốc gia này có thể sẽ đưa ra các quy định và mức thuế riêng lên một số sản phẩm nhất định. Nhằm để bảo vệ môi trường.
Tổng kết
Do vậy, hãy chuẩn bị để ứng phó tốt với quy định mới này của EU trong tương lai. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho rằng; các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao; như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng… Xuất khẩu sang thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng; nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất. Để lượng carbon không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.