Thanh long tại Bình Thuận tìm hướng đi mới sau khi Trung Quốc thắt chặt kiểm dịch nhập khẩu

Nhận định thị trường Thị trường

Thanh long tại Bình Thuận năm nay được mùa, tỉnh đang dự kiến tiêu thụ 437.000 tấn thanh long, 60.330 tấn mủ cao su và 142.350 tấn thủy sản. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trong cả nước. Mặc dù dịch Covid-19 phức tạp là vậy nhưng xuất khẩu nông sản của tỉnh Bình Thuận 6 tháng đầu năm 2021 có những tín hiệu khả quan, giá trị xuất khẩu nông sản ước đạt 9,69 triệu đô la Mỹ, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, nông sản tại Bình Thuận đang vào vụ thu hoạch như cao su, điều, thanh long, thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu của tỉnh này là tại thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc thắt chặt kiểm dịch

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 33.750 ha thanh long. Trong đó, diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP là 11.936 ha, GlobalGAP là 517 ha. Thời điểm hiện tại đang vào mùa thu hoạch chính. Dự kiến sản lượng thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 437.000 tấn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch đạt 4,3 triệu USD tương đương 2.747 tấn. Giảm 6,59% về giá trị và giảm 37,83% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Thanh long Bình Thuận xuất khẩu biên mậu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, 3 Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu biên mậu được thực hiện thông quan. Song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trung Quốc thắt chặt kiểm dịch 

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Trung Quốc thông báo tăng cường các biện pháp thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác. Khiến xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thủy sản sang thị trường này theo hình thức biên mậu gặp không ít khó khăn.

Tỉnh tập trung tiêu thụ thanh long tại thị trường trong nước. Đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa

Xuất khẩu thanh long chính ngạch khoảng 15.000 tấn. Thị trường chính là Châu Á, một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Xuất khẩu theo hình thức biên mậu khoảng 265.000 tấn từ các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang.

Trong khi đó, tiêu thụ thanh long nội địa khoảng 80.000 tấn thông qua hệ thống Big C Việt Nam; Co.op mart, Lotte Việt Nam, BRG (Hà Nội), Tập đoàn Vingroup, AEON Việt Nam; chợ Long Biên cũng tiêu thụ khoảng 60.000 tấn, còn các chợ truyền thống, điểm bán hàng trái cây, nông sản khoảng 20.000 tấn…

Theo báo cáo của UBND tỉnh hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, diện tích được chứng nhận VietGAP là 11.963 ha, GlobalGAP là 517ha. Thời gian qua, một số đơn vị đang tiến hành thu mua, tiêu thụ thanh long của tỉnh Bình Thuận như: Hệ thống Big C Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Co.op mart), Lotte Việt Nam, Công ty TNHH Bán lẻ BRG (Hà Nội) lấy hàng trực tiếp từ doanh nghiệp, hợp tác xã của Bình Thuận.

Bên cạnh đó, một số đơn vị lấy hàng từ đơn vị cung cấp trung gian như Tập đoàn Vingroup; Công ty AEON Việt Nam (Hà Nội). Ngoài ra, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vận chuyển hàng ra phía Bắc tiêu thụ trực tiếp tại chợ Long Biên (Hà Nội). Đồng thời, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

Sản phẩm thuỷ sản gặp khó

Trong khi đó, diện tích cao su của tỉnh Bình Thuận đang trong mùa thay lá non. Người trồng tập trung chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới. Dù dịch Covid-19 nhưng tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp cao su trong tỉnh có khuynh hướng tăng. Dự kiến sản lượng cao su thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 60.330 tấn.

Điều đáng lo ngại là, thủy sản là một trong những sản phẩm có sản lượng lớn. Lợi thế của tỉnh Bình Thuận nhưng tình hình tiêu thụ hiện nay của các doanh nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm thủy sản gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sản lượng sản phẩm thủy sản từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2021 khá lớn. Trong đó, tôm thẻ chân trắng 5.000 tấn; sản lượng khai thác 142.350 tấn.

Bình Thuận hỗ trợ tiêu thụ thanh long, nông sản

Bình Thuận hỗ trợ tiêu thụ thanh long, nông sản

Trong kế hoạch Hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 đến hết năm 2021 của UBND tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Văn Phong – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thanh long cả chính ngạch và tiểu ngạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, mặc dù tỉnh đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên trước mắt Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của tỉnh. Do đó, cần tiếp tục theo sát diễn biến, tình hình thông quan tại các cửa khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, tích cực khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cấp mã số vùng trồng, kiểm dịch và dần chuyển đổi hình thức xuất khẩu. Từ tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, tránh các rủi ro về kinh tế.

UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, phù hợp với diễn biến, tình hình dịch Covid-19.

Dự kiến tháng 8/2021, Sở Công Thương Bình Thuận sẽ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Bình Thuận với các đối tác Ấn Độ và Pakistan năm 2021.

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sàn điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sàn điện tử 

Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh có cửa khẩu. Để theo dõi cập nhật tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu với Trung Quốc. Đồng thời, thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh; cung cấp thông tin về các đơn vị đầu mối xuất khẩu nông sản.

 Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng nông sản phát triển thương mại điện tử. Hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát. Qua đó thiết lập mạng lưới mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 1 – 2 cơ sở hỗ trợ thu mua. Đồng thời, bảo quản các sản phẩm nông sản. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến. Để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu…

UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu phát triển các điểm trưng bày. Bán nông sản tươi và các sản phẩm nông sản chế biến. Các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP;  sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có nguồn gốc từ nông sản; sản phẩm đặc sản trong và ngoài tỉnh.

Các sở, ngành chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề nghị hỗ trợ tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết; hỗ trợ tỉnh Bình Thuận tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *