Doanh nghiệp dệt may chật vật đối phó với muôn vàng khó khăn do đại dịch
Việt Nam đang trải qua đợt bùng dịch thứ 4 và nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 bùng phát. Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng đặc biệt ngành dệt may cũng chịu rất nhiều tác động.
Các doanh nghiệp dệt may trên cả nước hiện nay đang phải đối mặt với hạn trả các đơn và giá cước vận tải cũng tăng cao gây nhiều tổn thất. 19 tỉnh, thành phía Nam và TP Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thậm chí là thêm nhiều biện pháp tăng cường, phòng chống dịch COVID-19. Điều này đã khiến hoạt động sản xuất, cung ứng nguyên liệu gặp khó. Có thể nói ngành dệt may đang trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất khó khăn.
Mục lục
Nhiều doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn vì covid
Công ty 10 đang có 500 nhà cung ứng nguyên vật liệu cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến các đối tác của doanh nghiệp chậm cung ứng; khiến cho các đơn hàng xuất khẩu quý III có nguy cơ bị chậm.
Với công ty TNHH May Tinh Lợi, mặc dù đã chủ động tìm nhà cung cấp mới để kịp sản xuất. Họ lại gặp phải vấn đề khó khăn trong vận chuyển hàng hóa ra cảng để xuất khẩu.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang ở trong thời điểm khó khăn nhất. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát dịch đến nay. Lần đầu tiên tập đoàn có ca F0 và diễn biến trên diện rộng. Tính đến ngày 10/7 đã có trên 10.000 lao động không thể đến nhà máy. Chiếm 10% lực lượng lao động của tập đoàn; và trên 20% lực lượng lao động phía Nam. Khu vực đóng góp trên 60% thu nhập cho tập đoàn.
Công ty TNHH Việt Thắng Jean dù đã chủ động sửa lại nhà xưởng. Chuẩn bị thêm trang thiết bị để bố trí cho công nhân vừa làm việc vừa nghỉ ngơi tại chỗ theo Chỉ thị 16. Đồng thời ổn định sản xuất. Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn rất lo bởi sản xuất trong điều kiện giãn cách chỉ có thể đạt 50% công suất. Trong khi các xưởng ở TP. Hồ Chí Minh phải đạt sản lượng 20.000 sản phẩm/ngày. Thì mới đủ 5 container hàng/tuần giao cho khách hàng.
Doanh nghiệp dệt mệt gồng mình xoay sở
Việc TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch đã chồng thêm gánh nặng. Buộc doanh nghiệp dệt may phải gồng mình xoay sở vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đa số các doanh nghiệp trong ngành dệt may, bằng cách này, cách khác vẫn cố gắng ổn định sản xuất xuất khẩu. Một số doanh nghiệp Dệt May có đủ điều kiện. Chọn giải pháp vừa chống dịch, vừa phải làm kinh tế. Ăn ngủ nghỉ cách ly tại chỗ, để đảm bảo sản xuất không đình trệ. Nỗ lực duy trì cuộc sống cho người lao động và gia đình.
5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD. Tăng 15% so với cùng kỳ. Kết quả này, dù được đánh giá khả quan, tuy nhiên xét trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có thể thấy ngành dệt may sẽ rất chật vật trong việc giữ được thành quả đã đạt được trong nửa đầu năm.
Cộng hưởng với đó là những dự báo không hề tươi sáng cho ngành trong nửa cuối năm 2021. Trong đó, chi phí thương mại được dự báo vẫn giữ ở mức độ cao và là rủi ro trọng yếu cho phục hồi thương mại. Tỷ giá neo ổn định cũng là bất lợi đối với các ngành xuất khẩu như dệt may trong khi các quốc gia cạnh tranh quyết liệt như Ấn Độ, Bangladesh… đều có điều chỉnh nội tệ giảm so với USD.