Mô hình công nghệ số trong trường học thời covid

Số Hóa Ý tưởng

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, toàn bộ phòng giáo dục đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống dịch cho nhà trường trong tình hình dịch phức tạp. Bên cạnh việc chủ động cho học sinh nghỉ học, nhiều nơi cũng đã đẩy mạnh việc dạy trực tuyến để duy trì việc học và đảm bảo an toàn cho học sinh. Đặc biệt, một số giải pháp kỹ thuật số được đẩy mạnh. Các giải pháp này không tốn kém nhiều chi phí để các triển khai nhưng cần thiết. Với những mô hình công nghệ số mới này sẽ giúp ích rất lớn cho trường học hiện nay.

Chủ động phòng chống dịch

Các giải pháp theo hướng số hóa không tốn nhiều chi phí để triển khai; nhưng lại rất thiết thực cho các hoạt động ở trường học. Nhất là trong giai đoạn phòng chống Covid -19.

Khi dịch bùng phát trở lại, xác định chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, Bộ GDĐT cũng đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo Sở GDĐT, cơ sở giáo dục ĐH thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên.

Chủ động phòng chống dịch

Bộ GDĐT cũng có văn bản số 432 gửi các Sở GDĐT về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học để ứng phó với dịch COVID-19. Theo đó, ngành giáo dục các địa phương, các nhà trường sẽ chuẩn bị phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình, phòng chống và ứng phó kịp thời khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Mô hình thư viện số

Tác giả Lê Thị Yến (quận Tân Bình, TP.HCM) đã nghiên cứu trình làng giải pháp mô hình thư viện số. Đây là một giải pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động thư viện. Mỗi giáo viên và học sinh được cấp 1 thẻ thư viện có mã vạch, số thẻ thể hiện tên và địa chỉ của từng người.

Hiện thư viện số có gần 13.000 tài liệu, bao gồm cả các tài liệu dạy học dạng video. Hoạt động mượn trả tài liệu thông qua phần mềm quản lý thư viện. Đồng thời tiến hành giới thiệu các tài liệu mới bên cạnh trưng bày tài liệu theo cách truyền thống. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, lưu trữ, bảo quản và sử dụng tài liệu, mô hình thư viện số này còn là cơ sở cho việc hướng tới thực hiện mô hình lớp học thông minh.

Sử dụng công nghệ mới

Tác giả Dương Quốc (huyện Bình Chánh, TP.HCM) biên soạn bộ tài liệu về hướng dẫn ứng dụng các phần mềm Crocodile ICT (mô phỏng thuật toán trên máy tính) và Crocodile Physics (mô phỏng thí nghiệm điện, quang, cơ, sóng, …). Theo đó, các trường có thể ứng dụng giải pháp này trong dạy và học theo định hướng STEM; có thể áp dụng trong các hình thức dạy học trực tuyến; đào tạo qua truyền hình, dạy học từ xa (rất phù hợp trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay).

Lợi ích của mô hình mới

Việc sử dụng tính năng mô phỏng thí nghiệm thực hành; bằng các phần mềm Crocodile ICT và Crocodile Physics; còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư trang thiết bị thí nghiệm thật. Nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông khu vực trước cổng trường, nhóm tác giả trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình, TP.HCM) đã ra mắt mô hình tương tác thông tin giao thông trước giờ đón học sinh giữa nhà trường và phụ huynh, thông qua các công cụ như Zalo và Facebook, kết hợp với việc phân luồng hướng đi, kẻ vạch đậu xe.

Với mô hình này sẽ giúp nhà trường thông báo cụ thể tình hình giao thông trước cổng trường. Từ đó phụ huynh sẽ tự chọn lộ trình và thời gian thích hợp để chủ động đón học sinh. Giải pháp ứng dụng công nghệ để trao đổi thông tin đơn giản này sẽ thiết thực; giúp khắc phục tình trạng ách tắc giao thông trước cổng trường. Vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa giúp giãn cách để phòng chống dịch Covid-19.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *