Nhiều chủ trang trại gà đặc sản bán tháo để duy trì chăn nuôi
Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị số 16 để phòng ngừa dịch bệnh Covid 19 lây lan, thì đầu mối tiêu thụ chính của các tỉnh phía Bắc bị cắt đứt khiến cho hàng chục nghìn con gà đặc sản của HTX nông nghiệp công nghệ cao Hải Đăng, Lạc Thủy (Hòa Bình) không bán được đi. Theo đó, gà đã được bán trong một thời gian ngắn, tuy nhiên chấp hành quy định của Thành phố Hà Nội nên người nông dân đành chấp nhận cảnh thua lỗ. Các thành viên trong hợp tác xã này đang tính đến phương án bán tháo đàn gà để lấy chi phí duy trì chăn nuôi.
Mục lục
Tìm cách duy trì đàn gà
Vào ngày này, ông Vũ Tiến Sỹ – Giám đốc HTX Hải Đăng đang tích cực rao thông tin bán lô đất của gia đình với giá trên 1 tỷ đồng để lấy tiền chi phí mua thức ăn chăn nuôi phục vụ đàn gà đặc sản. Đồng thời, duy trì các khâu sản xuất tại trang trại của mình.
“Lô đất của tôi giá trị trên 1,5 tỷ đồng giờ bán trên 1 tỷ đồng mà cũng khó bán. Không có tiền mua cám chăm gà, chi trả các khoản chi phí phát sinh. Trang trại chúng tôi sắp bị dồn đến đường cùng rồi”, ông Sỹ ngậm ngùi nói. Ông Sỹ cho biết, từ đầu năm đến giờ công việc chăn nuôi gà đặc sản của gia đình anh liên tục bị thua lỗ.
Tính đến thời điểm này, gần như toàn bộ số vốn tích góp, vay mượn của vợ chồng anh bỏ ra nuôi gà khoảng 3 tỷ đồng đều bị mất hết. Đầu tháng 7/2021, gia đình ông Sỹ và bà con trong HTX Hải Đăng đang mừng. Vì xuất bán được lứa gà đặc sản với giá cao trên 90.000 đồng/kg. Hàng ế ẩm, tiêu thụ khó khăn, chi phí chăn nuôi tăng cao. Khiến cho các thành viên trong HTX Hải Đăng gặp rất nhiều khó khăn.
“Trên 70% đầu mối tiêu thụ gà đặc sản chúng tôi nằm ở các chợ đầu mối, nhà hàng ở Thủ đô. Từ khi Hà Nội giãn cách, các xe gà không được về chở đi được. Các đầu mối tiêu thụ khác cũng rất hạn chế. Tình hình căng thẳng quá”, Giám đốc HTX Hải Đăng bộc bạch.
Cần sự giúp đỡ của chính quyền
Theo ông Sỹ, thời điểm này, riêng trang trại của gia đình ông đang tồn trên 10.000 gà thịt. Trung bình mỗi ngày vợ chồng ông phải bỏ ra chi phí mua thức ăn chăn nuôi gần chục triệu đồng. “Hiện, chúng tôi đang có kế hoạch tự chủ nguồn thức ăn. Bằng cách liên kết với một số nhà máy ở các tỉnh, thành lân cận để sản xuất cám vi sinh; cám thảo dược giúp giảm giá thành chăn nuôi. Nhưng vốn đầu tư lớn quá, chúng tôi đành lực bất tòng tâm”, ông Sỹ chia sẻ.
Để vượt qua khó khăn trước mắt, ông Sỹ kiến nghị cơ quan chức năng của Hà Nội. Nên xem xét mở “luồng xanh” cho các xe chở nông sản, thực phẩm tại các cơ sở, hợp tác xã ở các tỉnh lân cận. Qua đó đưa sản phẩm vào các chợ đầu mối ở Thủ đô giúp bà con có cơ hội tiêu thụ hàng hóa. Qua đó đảm bảo các hoạt động sản xuất, chăn nuôi không bị đứt gẫy.
“Tôi rất đồng tình với quyết định thực hiện giãn cách toàn toàn phố để ngăn chặn đại dịch. Tuy nhiên, Hà Nội cũng cần có giải pháp phù hợp để hỗ trợ. Giúp bà con tại các địa phương lân cận tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thực phẩm”, ông Sỹ đề nghị.
Bên cạnh đó, Giám đốc HTX Hải Đăng cũng kiến nghị các cơ quan chuyên môn; các ngân hàng sớm có chính sách hỗ trợ, giải ngân vốn ưu giúp các trang trại, HTX có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn. Để đầu tư làm ăn lớn và bài bản, chuyên nghiệp hơn.
Người chăn nuôi ngừng tái đàn
“Với giá bán sản phẩm nêu trên người sản xuất đang bị thua lỗ nặng”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA chia sẻ trong Hội nghị Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản ngày 3/6.
Theo ông Sơn, dịch COVID-19 khiến ngành chăn nuôi gia cầm điêu đứng. Do chi phí kiểm dịch, chi phí logistics tăng 2-3 lần; chi phí thức ăn chăn nuôi tăng 20 – 30% so với cùng kỳ… Trong khi, tiềm lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế. Đồng thời, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay.
Bên cạnh đó, sản xuất gia cầm trong nước đang phải cạnh tranh với thịt gà đông lạnh nhập khẩu giá rẻ. Gây bất lợi cho người chăn nuôi.Ông Sơn cho biết: “Do chịu áp lực kép về dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, giá thức ăn tăng cao. Giá bán thấp và tiêu thụ chậm khiến người chăn nuôi mất thêm chi phí nuôi. Hậu quả là đến thời điểm này có khoảng 45 – 50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng; khoảng 70 – 75% gia trại. Đồng thời số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn. Nhiều doanh nghiệp và trang trại gia cầm đang đứng bên bờ vực phá sản”.