Lo ngại biến thể Delta mới xuất hiện khiến tỷ giá USD tăng mạnh
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã thay thế lạm phát trở thành vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm nhất trong tuần này, dẫn đến sự sụt giảm mạnh của các tài sản rủi ro toàn cầu đặc biệt là cổ phiếu. Do sự gia tăng số lượng trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới và sự hoảng loạn của thị trường nên đồng đô la Mỹ đang tăng giá mạnh, khiến các nhà đầu tư coi đồng đô la Mỹ là nơi trú ẩn an toàn.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng biến thể mới của COVID-19 có thể đe dọa đến triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu dẫn đến giá đồng USD hôm nay tăng mạnh. Tỷ giá USD tăng mạnh đến mức lấn át sức hấp dẫn của vàng, đây vốn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư mỗi khi gặp vấn đề bất an về tài sản.
Mục lục
Đồng USD đang có xu hướng tăng mạnh mẽ
Đầu giờ sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,67 điểm. Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại đại dịch COVID-19 với chủng Delta lan rộng. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới. USD cũng đang được hưởng lợi từ các dòng tiền trú ẩn an toàn. Sự tái bùng phát dịch COVID-19 với biến thể Delta tại châu Á rất khó khăn. Đây được coi là mối đe dọa ngày càng lớn đối với tăng trưởng toàn cầu.
Các quan chức của Mỹ nhận định biến thể Delta của COVID-19 hiện là chủng virus lây lan mạnh nhất trên thế giới. Đang gây ra tình trạng gia tăng số người chết trên khắp nước Mỹ. Chủ yếu ở những người chưa được được tiêm chủng, theo Doanh nghiệp Niêm yết. Trong khi đó, do sự bất ổn trên toàn cầu liên quan đến biến thể COVID-19, các thị trường đã giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2022 và 2023.
Số ca nhiễm COVID-19 đang không ngừng gia tăng
Cụ thể, các quỹ tương lai của FED theo dõi kỳ vọng lãi suất cho biết khả năng Fed tăng một phần tư điểm vào tháng 12/2022 giảm xuống 58% từ mức 90% dự đoán vào ngày 13/7. Ngoài ra, khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 1/2023 đã giảm xuống còn 70% từ mức 100%. Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo thất nghiệp được công bố vào thứ 5 (22/7). Báo cáo sẽ đánh giá tình trạng thị trường lao động của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đó chính là nước Mỹ. Yếu tố vốn có tác động mạnh đến những quyết định chính sách của FED. Ở thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 19/7; tỷ giá USD/VND tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 22.920 – 23.120 đồng/USD (mua – bán).
Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng không ngừng ở nhiều khu vực của thế giới. Thậm chí còn đang tăng với mức độ mạnh hơn tất cả các đợt dịch trước. Nguyên nhân do biến thể Delta hết sức nguy hiểm. Làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta chưa kịp lắng ở Ấn Độ thì đã lan sang các châu lục khác. Khu vực Đông Nam Á đang là điểm nóng COVID-19 trên thế giới trong đợt dịch này.
Giới đầu tư lo sợ kịch bản tái phong tỏa và phục hồi kinh tế bị đảo ngược
Những hình ảnh từng xuất hiện ở Ấn Độ nay lặp lại ở Indonesia. Với số ca mắc mới theo ngày thường xuyên cao nhất thế giới, có ngày hơn 50.000 ca. Indonesia có số ca tử vong mới đứng thứ hai thế giới. Ngày 19/7 ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 1.338 ca. Thái Lan, Malaysia liên tục ghi nhận trên 11.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhiễm hàng ngày ở Phillippines, Myanmar, Việt Nam ở mức 4 chữ số. Số ca mắc mới ở Campuchia, Lào, Singapore liên tục tăng.
Biến thể Delta cũng khiến số các ca COVID-19 mới tại châu Âu tăng mạnh. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã công bố số ca nhiễm COVID-19 mới hàng tuần tăng 64,3% ở Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) tuần qua so với tuần trước đó.
Ở Mỹ, biến thể Delta cũng chiếm 83,2% số ca COVID-19 mới. Mỹ đã được xác định trình tự gene ở Mỹ tính đến 17/7. Gây ra làn sóng bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán Mỹ. Điều đó khiến các nhà đầu tư lo sợ kịch bản tái phong tỏa và phục hồi kinh tế bị đảo ngược. Với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19, còn đường hồi phục kinh tế toàn cầu sau đại dịch có thể trở nên gập ghềnh đầy trở ngại.